Hệ miễn dịch suy yếu, cộng thêm mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo khiến người lớn, đặc biệt ở nhóm độ tuổi trên 50 dễ bị tấn công và “gục ngã” khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin chính là cách đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất giúp chúng ta phòng được nhiều bệnh dịch nguy hiểm.
Không ai có thể chống lại quy luật lão hóa tự nhiên của thời gian. Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp. Lưu ý rằng phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là những người trên 50 tuổi.
Có hai lý do chính khiến người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm…). Thứ nhất là hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi đã bị suy yếu theo tuổi tác và không thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thứ hai là họ thường mắc phải các bệnh mãn tính, ví dụ như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp cao,… Những căn bệnh này khiến hệ miễn dịch của người cao tuổi càng dễ suy yếu, khiến cơ thể không đủ sức khỏe để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 80% người cao tuổi có ít nhất một bệnh mãn tính và 77% có ít nhất hai bệnh. Bốn bệnh mãn tính Bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và tiểu đường gây ra gần ⅔ số ca tử vong mỗi năm.
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, không đủ sức “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, rào chắn bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng kém, các mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng xâm nhập qua và tấn công xuống đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) và gây bệnh tại đó.
Hệ hô hấp của người cao tuổi “héo mòn” dần theo năm tháng, phổi kém đàn hồi, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém… tất cả những yếu tố đó làm cho hệ hô hấp trở nên suy yếu trước “kẻ xâm lăng” là các tác nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đó là virus, vi khuẩn, nấm.
Theo tổng kết của một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa TW, một người cao tuổi Việt Nam trung bình mắc 2,6 bệnh nền, con số này sẽ là 6,8 bệnh ở nhóm trên 80 tuổi.
Xem thêm:
Hãy tập cho mình những thói quen tốt trong sinh hoạt như ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và khoa học, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần luôn thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Ngoài ra, đối với người trưởng thành, đặc biệt là nhóm người lớn tuổi, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những bệnh lý mãn tính có thể gặp phải, giúp việc điều trị hiệu quả và giảm áp lực bệnh tật sau khi bước vào tuổi già.
Đặc biệt, tiêm phòng (chích ngừa) đầy đủ là việc làm vô cùng quan trọng ở tuổi trung niên. Rất nhiều người lớn chưa từng đc tiêm phòng (chích ngừa) hoặc tiêm phòng (chích ngừa) không đầy đủ Kể cả trường hợp đã được tiêm đủ, miễn dịch từ thời thơ ấu có thể đã mất đi theo thời gian và bạn vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, cần phải tiêm nhắc lại để đánh thức hệ miễn dịch Ngoài ra, nhiều loại vắc xin mới chỉ được sản xuất trong thời gian gần đây nên việc tiêm bổ sung những loại này là hết sức cần thiết để phòng ngừa những căn bệnh truyền nhiễm mới và nguy hiểm.
1. Vắc xin cúm
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 mũi và nhắc lại mỗi năm.
Đối tượng sử dụng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác. Đặc biệt là người có các yếu tố nguy cơ nhất định như hút thuốc lá, hoặc có các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như bệnh phổi, bệnh tim mãn tính, các bệnh bạch cầu, ung thư hoặc nghiện rượu.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 liều duy nhất.
Đối tượng: Người lớn.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 mũi, nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng đối với Varivax và Varicella / 6 tuần đối với Varilrix
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 liều và nhắc lại sau 6-12 tháng.
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 3 liều, trong thời gian 6 tháng, nhắc lại sau 5 năm.
Chi tiết các mũi tiêm vui lòng xem tại đây
Nguồn VNVC
Viện Dưỡng lão cao cấp Bình Mỹ là nơi chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người cao tuổi, mang đến niềm vui, sự quan tâm chân thành, tình yêu thương dành cho người cao tuổi như con cháu trong gia đình đối với ông,bà, cha, mẹ, người thân của mình. Xin được cập nhật tin tức mới liên quan đến người cao tuổi.
———————————————————————————————————————————
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ THEO THÔNG TIN BÊN DƯỚI:
Bình luận Facebook