12 June 2023

Nguyên nhân và cách điều trị huyết áp cao ở người cao tuổi

Huyết áp cao là một tình trạng bệnh khá phổ biến và đáng lo ngại ở người cao tuổi. Vậy căn bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng theo chân Viện dưỡng lão Bình Mỹ để tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân và cách điều trị cao huyết áp ở người cao tuổi để biết cách bảo vệ sức khỏe người thân và mang đến cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp là gì? Thực chất, huyết áp là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo nên bởi sức co bóp hút và đẩy máu của tim cũng như sự co giãn của thành mạch. Ngoài ra, huyết áp còn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác như nhịp tim, thể tích máu lưu thông, độ đàn hồi động mạch và độ nhớt của máu,…

Theo thông báo của Hiệp hội tim mạch tại Việt Nam, người cao tuổi được đánh giá là mắc bệnh huyết áp cao (tăng huyết áp) khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Người cao tuổi nếu bị tăng huyết áp sẽ dễ dẫn đến nguy cơ suy thận, suy tim, thậm chí là đột quỵ. Theo điều tra của Bộ Y Tế và tổ chức Y tế thế giới WHO, nước ta có tỷ lệ người tăng huyết áp khá cao. Cụ thể, tỷ lệ người trên 60 tuổi bị tăng huyết áp là 60%, người trên 80 tuổi là 80% và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

Dấu hiệu huyết áp cao ở người già là gì?

Dấu hiệu huyết áp cao ở người già là gì?

Thực tế, có không ít người cao tuổi mắc bệnh huyết áp cao trong nhiều năm liền nhưng họ lại không hề hay biết mình đã trở thành nạn nhân của “kẻ giết người thầm lặng” này. Bởi đến nay vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu cụ thể nào của bệnh tăng huyết áp. Đa số người cao tuổi chỉ có thể phát hiện bệnh sau khi đi thăm khám hoặc tệ hơn là đang đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Dựa vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của mỗi người mà các triệu chứng huyết áp cao gặp phải sẽ khác nhau. Người già thường có các biểu hiện cao huyết áp sau đây:

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hoặc ù tai.
  • Bị mất ngủ thường xuyên.
  • Đỏ mặt, khó thở, tức ngực và hồi hộp.
  • Hay buồn nôn, nôn.
  • Gặp vấn đề về mắt và đường hô hấp.

Lưu ý rằng các triệu chứng cao huyết áp trên có thể lặp lại hoặc xuất hiện thường xuyên theo chu kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao ở người cao tuổi

Theo ghi nhận của Bộ Y tế, có đến 90% các trường hợp người già bị cao áp huyết nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp bị huyết áp cao do uống rượu, bia quá nhiều hoặc do bệnh của tuyến nội tiết và bệnh thận. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao ở người cao tuổi còn xuất phát từ một vài yếu tố ảnh hưởng khác, bao gồm:

  • Quan hệ gia đình: Di truyền được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp. Nếu có người trong gia đình (cha mẹ hoặc anh, chị, em) mắc bệnh tăng huyết áp, khả năng bạn mắc bệnh này sẽ tăng.
  • Ðối tượng nam giới: Ðàn ông dễ bị áp huyết cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh cũng có khả năng mắc loại bệnh này.
  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể gây ra sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của hệ thống mạch máu, dẫn đến áp lực máu tăng lên. Theo ghi nhận, người sau tuổi 35 rất dễ bị tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều muối, chất béo và đường, thiếu hoạt động thể chất hoặc thường xuyên hút thuốc, uống bia, rượu nhiều và căng thẳng tâm lý kéo dài là những yếu tố lối sống không tốt có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh như tiểu đường, bệnh thận, béo phì, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch và suy tim có thể là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở người già.

Cách điều trị huyết áp cao ở người cao tuổi

Cách điều trị huyết áp cao ở người cao tuổi

Nếu chẳng may có người thân đang bị tăng huyết áp, bạn hãy lưu lại ngay 7 cách chữa bệnh huyết áp cao hiệu quả ngay sau đây:

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hợp lý

Người già bị tăng huyết áp hoàn toàn có thể duy trì và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp ổn định nếu biết cách thay đổi lối sống và sinh hoạt hợp lý. Hãy thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ,… để nâng cao sức đề kháng và tăng cường độ dẻo dai. Ngoài ra, cần nói “không” với rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bởi chúng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng cao và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Duy trì trọng lượng cân đối

Có thể bạn chưa biết, thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao ở người cao tuổi. Do đó, người cao tuổi hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về mức cân nặng hợp lý dựa trên chiều cao, giới tính, thể trạng và tuổi tác. Nếu cân nặng vượt quá mức lý tưởng, cần có các biện pháp giảm cân an toàn.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người già hợp lý hạn chế những thực phẩm có hại và nạp vào cơ thể những thức ăn bổ dưỡng. Vậy thì người bệnh cao huyết áp nên ăn gì? Người bị tăng huyết áp được khuyên nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Đặc biệt, những thực phẩm tươi sống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn những thực phẩm đã được chế biến sẵn. 

Hạn chế ăn thực phẩm chứa muối

Đối với người cao tuổi, nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa muối vì đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp cao. Người trong nhà không nên để lọ muối trong tầm mắt của người già và hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn vì chúng chứa rất nhiều muối với vai trò chất bảo quản.

Coi trọng giấc ngủ sâu

Coi trọng giấc ngủ sâu

Giấc ngủ ngon và sâu rất có lợi với mọi lứa tuổi, đặc biệt với người già. Hiện nay, người già thường đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến tinh thần mệt mỏi, lâu dài dẫn đến sức khỏe giảm sút. Việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến huyết áp ngày một tăng lên. Do đó, coi trọng giấc ngủ sâu cũng như hạn chế dùng thức uống chứa cồn, caffeine trước khi đi ngủ là biện pháp hữu ích để giải quyết tình trạng này.

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Sử dụng thuốc cao huyết áp thực sự rất cần thiết đối với các trường hợp người già bị huyết áp cao nặng. Họ cần sử dụng kết hợp một số loại thuốc điều trị và ổn định huyết áp như sau:

  • Thuốc lợi tiểu giúp giảm thể tích máu nhờ tăng đào thải chất lỏng trong cơ thể. Từ đó natri cũng theo đường đó ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc giãn mạch có tác dụng kích thích tăng độ giãn của thành mạch giúp giảm áp lực máu và hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE) có tác dụng chuyển ngăn chặn hormone làm hẹp các mạch máu. Từ đó giúp mạch máu rộng ra, lưu lượng máu sẽ dễ dàng di chuyển và huyết áp cũng sẽ hạ.
  • Thuốc chẹn Beta có công dụng giảm cường độ co bóp cơ tim, làm giảm nhịp tim và huyết áp.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp tại nhà

Trong gia đình có người lớn tuổi thì việc mua một thiết bị đo huyết áp cá nhân chất lượng và theo dõi, kiểm tra thường xuyên thực sự rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp phát hiện kịp thời bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi mà còn kiểm soát các chỉ số huyết áp của bệnh nhân.

Bạn nên tham khảo cách đọc chỉ số đo huyết áp từ bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm trước khi sử dụng thiết bị này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, đo huyết áp tại nhà thường xuyên không thay thế cho việc đi khám bác sĩ thường xuyên. Do đó, bạn nên tuân thủ theo các khuyến nghị của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Người lớn tuổi bị huyết áp cao có nguy hiểm không?

Người lớn tuổi bị huyết áp cao có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp ở người lớn tuổi là một căn bệnh khá phổ biến, nếu như được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, bệnh tăng huyết áp ở người già rất khó phát hiện, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém và các chức năng cơ thể đã suy giảm. Do đó, không chỉ riêng người lớn tuổi mà bất kỳ độ tuổi nào, bệnh tăng huyết áp cũng chính là một mối đe dọa đến sức khỏe. 

Theo điều tra từ Bộ Y tế, người cao tuổi bị huyết áp cao có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Suy tim: Để đưa máy tới các cơ quan khác, tim phải co bóp mạnh hơn bình thường vì áp lực máu cao do huyết áp tăng. Sau một thời gian dài hoạt động mạnh sẽ dẫn tới tình trạng suy tim.
  • Tổn thương động mạch vành: Khi thành mạch chịu một áp lực lớn trong thời gian dài sẽ dễ bị tổn thương hơn. Các bệnh xơ vữa động mạch hay xơ cứng mạch máu là những tổn thương đáng sợ nhất do bệnh cao huyết áp gây ra.
  • Đột quỵ: Người cao tuổi dễ bị đột quỵ vì động mạch đã bị vỡ do không chịu được áp lực lớn, dẫn đến nhồi máu hoặc xuất huyết não. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của tăng huyết áp có thể dẫn tới tai biến liệt nửa người, liệt toàn thân, thậm chí là tử vong. 

Tóm lại, huyết áp cao là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với người cao tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viện dưỡng lão Bình Mỹ hy vọng rằng thông qua những thông tin về triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị trên đây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được căn bệnh này để cải thiện sức khỏe toàn diện cho người thân của mình. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi bạn nhé!

Mọi thắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người già theo yêu cầu xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/