21 August 2023

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tiểu Rắt Ở Người Già

Tiểu rắt là một căn bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh này ở người lớn tuổi cao hơn do ảnh hưởng của một số bệnh lý hay vấn đề tuổi tác. Những triệu chứng của tiểu dắt gây ra nhiều phiền toái và bất tiện cho hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nếu bệnh nhân không tích cực điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. Bài viết dưới đây của Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ là tổng hợp thông tin về tác nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị chứng tiểu rắt ở người già hiệu quả. 

Tình trạng tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là biểu hiện của rối loạn tiểu tiện và bàng quang tăng hoạt. Hiện tượng này khiến người bệnh buồn

tìm hiểu về bệnh tiểu rắt

Tiểu rắt là gì?

tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu không nhiều hoặc không có giọt nào. Theo nghiên cứu của y bác sĩ, tiểu rắt ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, tăng dần theo độ tuổi và mức độ suy yếu các cơ quan của cơ thể. Tình trạng đái rắt gây cảm giác khó chịu, khiến cho cuộc sống sinh hoạt bình thường của người lớn tuổi bị xáo trộn. 

Những nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt ở người già

Chứng tiểu rắt ở người lớn tuổi khiến cho người bệnh phải đi vệ sinh thường xuyên và buồn tiểu nhưng lại không tiểu được. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn

Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn gây ra tiểu rắt

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây nên đái dắt

Chức năng hoạt động bàng quang ở người lớn tuổi suy giảm do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Trong khi đó, bộ phận này đảm nhận vai trò là bể chứa nước tiểu được thận bài tiết và thông với niệu đạo để thải nước tiểu ra ngoài. Tình trạng nước tiểu ứ đọng lâu ngày trong bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là một trong những nguyên nhân tiểu rắt ở người lớn tuổi. 

Tăng hoạt OAB ở bàng quang

Não bộ và hệ thần kinh ở người lớn tuổi bị suy giảm chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều hòa hoạt động của bàng quang. Điều này dẫn đến chứng tăng hoạt OAB ở bàng quang. Bàng quang hoạt động quá mức ngay cả khi không có nước tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đái dắt ở người già. 

Mắc bệnh sỏi thận hoặc sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang gây rối loạn chức năng bàng quang, khiến cho bộ phận này bị kích thích hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng đái dắt, gây buồn tiểu liên tục nhưng tiểu không nhiều hay tiểu són. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của sỏi thận gây ứ đọng nước tiểu, khiến cho đường tiết niệu bị nhiễm trùng dẫn đến tắc đường tiểu.

U xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt gây tiểu rắt

Ảnh hưởng của u xơ tuyến tiền liệt dẫn đến đái dắt

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân bị tiểu rắt ở người lớn tuổi. Kích thước khối u quá lớn chèn ép lên bàng quang, gây cản trở khả năng bài tiết nước tiểu của cơ thể. Ngoài ra, ảnh hưởng của bệnh dễ khiến cho niệu đạo bị hẹp dẫn đến viêm niệu đạo mãn tính.

Các bệnh lý thần kinh

Người lớn tuổi rất dễ mắc các bệnh về thần kinh não bộ, điển hình là đột quỵ. Biến chứng của bệnh khiến cho dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang bị tổn thương. Điều này làm cho bàng quang hoạt động kém hiệu quả, dễ dẫn đến tình trạng tiểu rắt, buồn tiểu thường xuyên hay tiểu gấp. 

Bệnh lý về hô hấp

Chức năng của phổi ảnh hưởng đến sự điều tiết nước tiểu tại bàng quang. Những bệnh lý đường hô hấp khiến cho phổi hoạt động kém, tác động đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động bàng quang. Khi bộ phận này không còn hoạt động tốt gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện, dẫn đến chứng tiểu rắt ở người già. 

Mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Biến chứng của bệnh gây rối loạn chức năng bàng quang, khiến cơ quan này hoạt động quá mức do dây thần kinh truyền tin đến cơ quan này bị hư tổn. Bàng quang co thắt đột ngột gây ra tình trạng buồn tiểu gấp, tiểu vào ban đêm với tần suất từ 8 lần trở lên hoặc nhiều hơn. 

Do vấn đề sinh lý

Vấn đề sinh lý thay đổi gây ra tiểu dắt

Các vấn đề sinh lý dẫn đến bị tiểu dắt ở người già

Ngoài những ảnh hưởng do các bệnh lý gây ra thì vấn đề sinh lý cũng là nguyên nhân tiểu rắt ở người lớn tuổi. Quá trình lão hóa do tuổi già hay tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị bệnh khác,… làm chức năng bàng quang rối loạn.

  • Ảnh hưởng của tuổi tác làm cho cơ bàng quang của người già bị yếu đi, dễ co giãn và khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện.
  • Sức khỏe tinh thần không ổn định như stress, mệt mỏi, lo âu,… khiến cho chức năng của receptor cholinergic ở phần đáy và gốc bàng quang bị tổn thương. Tình trạng này gây mất kiểm soát bài tiết nước tiểu như bình thường, dẫn đến tiểu rắt hay tiểu són.
  • Người lớn tuổi dễ mắc bệnh về huyết áp, trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc lợi tiểu khiến họ đi tiểu liên tục.
  • Tình trạng béo phì ở người già khiến cho bàng quang bị chèn ép và áp lực lớn bởi các lớp mỡ thừa ở các mô, cơ quan. Điều này gây rối loạn chức năng tiểu tiện, dẫn đến chứng tiểu rắt.
  • Các vùng hạ đồi của người lớn tuổi bị lão hóa khiến cho họ không có cảm giác khát nước và lượng nước cần cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở người già. Trong khi đó, ảnh hưởng của tình trạng này khiến phân ứ lại trong đại tràng, chèn ép lên bàng quang gây ra các hiện tượng tiểu tiện bất thường.

Biểu hiện của bệnh tiểu rắt ở người lớn tuổi

Những biến chứng từ các bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi hay vấn đề tuổi tác khiến cho họ bị đái dắt. Một số biểu hiện đái dắt phổ biến như: 

  • Tần suất đi tiểu vào ban đêm hơn 2 lần và từ 7 lần trở lên vào ban ngày.
  • Bệnh gây cảm giác buồn tiểu đột ngột không thể nhịn được trong vài giây. Nếu không đi tiểu ngay thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu són, nước tiểu rò rỉ ra ngoài không kiểm soát.
  • Mặc dù vừa tiểu xong nhưng lại muốn đi tiểu tiếp, không tiểu ra được giọt nào hoặc rất ít. 
  • Màu nước tiểu đục, có bọt, thậm chí tiểu ra máu.
  • Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác đau rát ở phần bụng dưới.
  • Triệu chứng nặng hơn là người bệnh có thể bị nôn, cảm thấy mệt mỏi, sốt, sụt cân, đau lưng hoặc đau hông.

Bệnh tiểu rắt có nguy hiểm không và biến chứng của bệnh là gì?

Biến chứng của bệnh là gì?

Biến chứng nguy hiểm của chứng đái dắt

Hiện tượng tiểu dắt có thể khắc phục và chữa trị dứt điểm, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài và không chữa trị, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Tiểu rắt tiểu buốt lâu ngày khiến cho đài bể thận và niệu quản bị viêm.
  • Việc đi tiểu thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, giảm dần khả năng đi lại linh hoạt và dễ dàng. Ngoài ra, người lớn tuổi có thể bị trơn trượt, té ngã trong quá trình di chuyển đi vệ sinh liên tục để lại các chấn thương ở xương, khớp.
  • Tiểu vào ban đêm nhiều lần ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ngon của người già. Trong khi đó, người càng lớn tuổi họ càng khó ngủ hơn, cùng với tác động của chứng tiểu rắt, khiến cho người bệnh mất ngủ và thiếu tỉnh táo vào ngày hôm sau.
  • Tình trạng đái dắt còn khiến cho nguy cơ tai biến, đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi cao hơn.

Phương pháp điều trị tình trạng tiểu rắt ở người già

Chứng đái dắt ở người lớn tuổi không khó điều trị và dễ dàng trị khỏi dứt điểm khi tìm đúng nguyên nhân cũng như cách chữa tiểu rắt phù hợp. Ngay khi nhận biết hiện tượng tiểu rắt, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có cách chữa tiểu dắt kịp thời. 

Chẩn đoán bệnh tiểu dắt ở người lớn tuổi

Bác sĩ sẽ dựa trên những bệnh án cũ và biểu hiện của chứng tiểu rắt do bệnh nhân cung cấp để chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân có khả năng dẫn đến tình trạng này. Người bệnh cũng được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm của khám cận lâm sàng để kiểm tra hiệu quả bàng quang cũng như xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học như: 

  • Chụp X-quang, xét nghiệm máu và nước tiểu. 
  • Tổng phân tích nước tiểu.
  • Ghi chép lại nhật ký đi tiểu.
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu.
  • Xét nghiệm niệu động học.
  • Chụp, soi bàng quang.
  • Siêu âm vùng chậu.

Cách chữa bệnh đái dắt ở người cao tuổi

Chữa bệnh đái dắt bằng thuốc

Điều trị bệnh tiểu dắt bằng thuốc

Chứng tiểu rắt ở người lớn tuổi có thể được chữa trị hoàn toàn khi xác định đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Vậy tiểu rắt uống thuốc gì để điều trị? Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc chữa đái dắt phổ biến như: 

  • Thuốc kháng thụ thể Muscarinic để khắc phục tình trạng co bóp bất thường của bàng quang.
  • Thuốc đồng vận Adrenergic có hoạt tính giao cảm, hỗ trợ tăng trương lực cơ ở cổ bàng quang và niệu đạo. 
  • Bổ sung thêm Estrogen ở nữ tuổi mãn kinh để cải thiện hiện tượng đái dắt, tăng cường khả năng áp của niêm mạc niệu đạo. 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà bằng việc thay đổi thói quen ăn uống và rèn luyện thân thể, cụ thể như:

  • Không tiêu thụ những đồ uống có gas, caffeine, chất tạo ngọt hay đồ ăn cay nóng,…
  • Tập thói quen cho bàng quang đi tiểu vào khoảng thời gian cố định trong ngày để bộ phận giữ nước được lâu hơn và hạn chế số lần đi. Người bệnh nên cố gắng kéo dài thời gian dài hơn giữa các lần tiểu tiện.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón hay tiểu quá nhiều. Vào ban đêm, người bệnh hạn chế uống nước trước khi ngủ, tránh việc dậy đi tiểu lúc nửa đêm gây rối loạn giấc ngủ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu rắt

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu rắt ở người già

Bổ sung đầy đủ chất xơ trong các bữa ăn

Tình trạng tiểu dắt xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, phòng ngừa sớm hiện tượng này xảy ra là điều quan trọng khi trình chăm sóc người già. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa chứng tiểu rắt ở người lớn tuổi có thể áp dụng như:

  • Hạn chế thu nạp các loại thực phẩm kích thích bàng quang tăng hoạt như cà phê, trà, bia, rượu, thức uống có gas,…
  • Trong các bữa ăn hằng ngày nên bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin giúp hạn chế tình trạng táo bón và cải thiện lượng nước tiểu qua niệu đạo.
  • Mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo sự thoải mái khi vận động, tránh tạo áp lực lên bàng quang.
  • Hạn chế việc uống quá nhiều nước vào ban đêm khiến đi tiểu nhiều lần vào buổi tối, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh não bộ.
  • Tránh hoạt động, rèn luyện thể dục quá mức và uống nước trong khi nghỉ ngơi để cơ thể dễ dàng hấp thụ nước hơn. 

Hy vọng những thông tin liên quan đến hiện tượng tiểu rắt thường gặp ở người lớn tuổi được tổng hợp qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Đái rắt xảy ra thường do ảnh hưởng của một số bệnh lý và quá trình lão hóa của người già, gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt bình thường. Việc ngăn ngừa cũng như có cách trị tiểu dắt ở người già hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này là điều vô cùng quan trọng.

Nếu như bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc ông bà, cha mẹ của mình và cần tìm kiếm một trung tâm dưỡng lão TPHCM để gửi gắm người thân của mình thì có thể liên hệ đến Viện dưỡng lão Bình Mỹ để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/