13 November 2023
Gợi Ý 10 Trò Chơi Tương Tác Cho Trẻ Tự Kỷ Giúp Kích Thích Giác Quan Cho Bé
Bệnh tự kỷ ở trẻ em khiến các bé chậm nói, khó khăn trong giao tiếp cũng như kém tương tác với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ chính là phương pháp hiệu quả giúp trẻ cải thiện tốt vấn đề này, từ đó giúp bé hoạt bát và năng động hơn. Dưới đây là tổng hợp 10 trò chơi giúp trẻ mắc chứng tự kỷ phát triển khả năng vận động và nhận thức một cách tốt nhất mà Viện dưỡng lão cao cấp Bình Mỹ muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh.
Nội dung
Vai trò của việc áp dụng các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ
Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ không ngừng tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm xuống ở nhiều quốc gia. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với gia đình và xã hội. Chứng tự kỷ là biểu hiện của rối loạn phát triển thần kinh có liên quan đến hệ thần kinh ở não bộ. Người mắc chứng bệnh này thường kém phát triển về khả năng nhận thức, trí tuệ và gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi cũng như cảm xúc của bản thân.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở trẻ em tự kỷ đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp bị hạn chế. Điều này khiến cho trẻ khó hòa nhập với mọi người, khó khăn trong việc kết bạn và đồng thời gây cản trở đến quá trình phát triển. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến trẻ sau khi lớn lên bị mất dần đi khả năng tự vệ và chăm sóc cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời thì vấn đề này có thể sẽ được cải thiện và giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng cộng đồng. Theo đó, quá trình giáo dục và trị liệu cần kết hợp với những phương pháp chăm sóc trẻ em bị tự kỷ khoa học sẽ đẩy nhanh tiến độ hồi phục cũng như giúp trẻ hòa nhập, gắn kết với mọi người trong gia đình và xã hội.
Những trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ thường có xu hướng chơi một mình, không muốn kết bạn, nhưng lại rất cần sự quan tâm. Do đó, bố mẹ và gia đình có thể ưu tiên áp dụng các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ để bé dần cởi mở hơn. Ngoài ra, điều này cũng sẽ kích thích các hoạt động thể chất của trẻ được linh hoạt, từ đó, hạn chế được mọi hành động, cử chỉ, hành vi mang tính rập khuôn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả
Top 10 trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp bé phát triển kỹ năng tại nhà
Theo như các chuyên gia chia sẻ, các trò chơi tương tác cho trẻ em tự kỷ sẽ hỗ trợ quá trình cải thiện khả năng giao tiếp rất nhiều, đồng thời giúp trẻ hoạt bát hơn. Do đó, phụ huynh cần thường xuyên chơi với trẻ cũng như lựa chọn một số trò chơi phù hợp với sở thích và khả năng của con để tạo cảm giác hứng thú và sự hấp dẫn. Dưới đây là gợi ý về 10 trò chơi đơn giản hỗ trợ cải thiện tốt khả năng tương tác và giao tiếp ở trẻ mắc chứng tự kỷ.
Trò chơi nhảy lò cò
Nhảy lò cò có thể được xem là một trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ khá phức tạp, cần đòi hỏi kỹ năng tốt. Do đó, khi cho trẻ chơi trò này, phụ huynh cần hướng dẫn một cách chi tiết và tận tình, hiểu để con nắm bắt rõ. Ngoài việc giúp trẻ vận động về thể chất, trò chơi nhảy lò cò còn giúp trẻ phát triển kỹ năng giữ thăng bằng và phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt.
Trò bắt chước hoạt động bằng chân
Theo nghiên cứu cho thấy, kỹ năng vận động thô giúp các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ phát triển và phối hợp một cách nhịp nhàng bao gồm lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đá chân, ném, kéo, đẩy, leo trèo,… Những hoạt động thô sẽ giúp trẻ phối hợp và kiểm soát các cơ bắp của tay, chân và thân một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, kỹ năng đi thăng bằng, ném, đá, nhảy và bắt là những kỹ năng cần thiết mà trẻ học và phát triển được khi tham gia trò chơi này. Đối với một đứa trẻ, đặc biệt là trẻ mắc chứng tự kỷ, sự cân bằng, khả năng điều khiển, phối hợp và sức mạnh của cơ bắp là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển.
Trò chơi chai giác quan
Có thể nói trò chơi này mang lại hiệu quả cao cho trẻ trong quá trình giáo dục đồng thời giúp trẻ kích thích giác quan, rèn luyện khả năng nhận diện và phân biệt màu sắc. Ngoài ra, trò chơi chai giác quan sẽ hình thành cho trẻ sự khéo léo và tính kiên nhẫn để không làm đổ nước.
Với trò chơi này, bố mẹ sẽ thực hiện đổ nước hoặc các chất khác màu vào từng chiếc chai rỗng. Sau đó, yêu cầu trẻ thực hiện đậy nắp chai và giữ cho dung dịch trong chai không đổ ra ngoài. Song song đó, bố mẹ cũng thực hiện trước để cho trẻ học và nhận biết màu sắc có trong chai.
Trò chơi vượt chướng ngại vật
Vượt chứng ngại vật là trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ mang lại hiệu quả giúp trẻ rèn luyện được khả năng phán đoán và phản xạ. Ngoài ra, thông qua trò chơi này, trẻ em có cơ hội hoạt động thể chất một cách tốt nhất, tăng khả năng tập trung tối đa cũng như tạo cảm giác thích thú cho trẻ.
Để thực hiện trò chơi này, phụ huynh cần hướng dẫn con cách chơi tường tận, kỹ càng, đồng thời chuẩn bị và sắp xếp các đồ vật theo vị trí nhất định. Sau đó con sẽ là theo khẩu lệnh của bố mẹ bằng cách thực hiện các động tác nhảy, bò, bước qua,… để vượt chướng ngại vật và đích. Cần lưu ý cho con khi thực hiện thử thách, không làm xê dịch hay ngã các đồ vật để giúp con khéo léo hơn trong việc thực hiện các động tác.
Trò cho cá ăn
Ở mỗi trẻ tự kỷ sẽ có khiếm khuyết khác nhau cũng như khả năng nhận thức riêng. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực sử dụng thông tin của trẻ. Đồng thời trí nhớ của trẻ cũng kém hơn so với những trẻ em bình thường khác. Với trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ này, con sẽ phát triển các giác quan cũng như nhận thức tốt nhất. Bằng việc đếm số lượng chấm trên xí ngầu và thao tác bỏ số hạt tương ứng cho cá, từ đó khả năng nhận thức và ghi nhớ của con được cải thiện rõ.
Trò chơi thổi pom pom
Thông thường, trẻ em tự kỷ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ. Điều này khiến cho quá trình giao tiếp của trẻ cũng trở nên khó khăn. Biểu hiện thấy rõ nhất đó là trẻ có những câu nói vô nghĩa hay nhại lại lời người khác nhưng không nhận thức được lời nói của bản thân. Thậm chí nhiều trẻ luôn giữ im lặng và không nói chuyện với mọi người xung quanh.
Do đó, ở giai đoạn đầu giúp trẻ có thể nói chuyện được bình thường, phụ huynh có thể dạy trẻ cách kiểm soát và điều khiển hơi thở kết hợp luyện các bài tập cho trẻ tự kỷ về môi và miệng. Với trò chơi thổi pom pom, các con sẽ được học cách giữ hơi cũng như nhịp thở đúng cách để thổi được pom pom vào lỗ chuẩn xác.
Điều này sẽ giúp cho các cơ quan phát âm hoạt động tốt và linh hoạt hơn. Để con mau chóng cải thiện được khả năng nói chuyện, phụ huynh nên thường xuyên cho con chơi trò chơi này thường xuyên. Đồng thời hãy để con chơi một cách tự nhiên, tuyệt đối không được bắt ép con.
Trò chơi vẽ hình
Trò chơi vẽ hình là một trong những trò chơi tốt cho quá trình cải thiện khuyết điểm ở trẻ tự kỷ. Thông qua trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng quan sát, vận dụng tư duy và sáng tạo của não bộ. Bên cạnh đó, trò chơi vẽ hình còn hỗ trợ nâng cao khả năng tập trung tốt hơn ở trẻ.
Bằng việc vẽ các hình đơn giản như hình vuông, tròn, tam giác kết hợp đặt những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, con sẽ được phát triển khả năng nhận biết và ghi nhớ các hình. Đồng thời với những câu hỏi tư duy của bố mẹ, con sẽ được nâng cao khả năng tư duy và suy luận. Từ đó, trò chơi sẽ kích thích các giác quan và não bộ của con được làm việc tốt hơn.
Trò chơi kết hợp màu sắc
Trò chơi kết hợp màu sắc giúp nhận biết được màu sắc chuẩn. Bên cạnh đó, trò chơi này còn giúp trẻ tiếp thu thông tin tốt hơn. Kết hợp màu sắc được xem là một trong những trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp phát triển kỹ năng nhận biết vô cùng hữu ích. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên kết hợp trò chơi này với nhiều tình huống hàng ngày để con tập làm quen và phát triển khả năng học nhanh, nhớ lâu. Bởi vì, điều này sẽ giúp con hiểu được sự kết nối với thế giới hiện thực bằng những việc đơn giản xảy ra xung quanh.
Trò chơi ghi nhớ
Trò chơi ghi nhớ hay còn được gọi với cái tên là trò chơi ký ức. Đây là một trong những trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ rất bổ ích, giúp con rèn luyện trí nhớ tốt nhất. Bằng việc tham gia trò chơi này, các con sẽ có cơ hội vận dụng thị giác và khả năng ghi nhớ một cách chính xác các vị trí, hình ảnh của những món đồ trên tấm thẻ.
Trò trốn tìm
Trò chơi trốn tìm được xem là trò chơi dân gian phổ biến của trẻ em Việt Nam. Trò chơi này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ tự kỷ để bé có cơ hội vận động và giúp bé nhạy hơn trong việc tìm chỗ trốn hay phát hiện người đi trốn. Bên cạnh đó, trò chơi này sẽ giúp các bé phát triển ngôn ngữ, tương tác và giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn.
Hướng dẫn cách chơi mang lại hiệu quả cho trẻ tự kỷ
Khi cho bé tham gia những trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé:
Chọn trò chơi và mức độ phù hợp
Mức độ của bệnh tự kỷ cũng như những biểu hiện đặc điểm ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, bố mẹ cần quan tâm và chú ý đến những mong muốn, hành động của trẻ để áp dụng các trò chơi thích hợp. Ngoài ra, trẻ tự kỷ sẽ có từng khả năng thích ứng khác nhau với các trò chơi. Do đó, ở giai đoạn đầu, phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ chơi những trò chơi dễ hiểu, đơn giản để tăng cảm giác hứng thú cho trẻ.
Giải thích kỹ lưỡng về trò chơi
Trước khi bắt đầu trò chơi tương tác, phụ huynh cần giải thích kỹ quy luật của các trò chơi cũng như hướng dẫn trẻ kỹ lưỡng. Bởi vì, bước này sẽ giúp trẻ hiểu tường tận về luật chơi cũng như cách chơi để từ đó dễ dàng hòa nhập vào trò chơi cũng như kích thích sự hứng thú trong trẻ. Bố mẹ cần phải tận tình giải thích trò chơi cho trẻ theo cách dễ hiểu nhất. Trẻ tự kỷ sẽ dần bị thu hút sau một vài lần chơi và có thể hòa mình vào trò chơi một cách nhịp nhàng hơn.
Dành thời gian chơi với trẻ
Trong quá trình giúp trẻ vui vẻ và cởi mở hơn với những điều xung quanh, phụ huynh tuyệt đối không để trẻ chơi một mình. Thay vào đó, hãy dành thời gian nhiều hơn cho trẻ, trò chuyện với con nhiều hơn và thường xuyên thay đổi linh động các trò chơi để con không cảm thấy chán.
Động viên và nói lời khen ngợi trẻ
Bất cứ trẻ em nào cũng muốn được khen và tán thưởng. Đặc biệt, đối với trẻ em mắc chứng tự kỷ, việc khen con là một điều cần thiết và nên thực hiện thường xuyên. Vì vậy, mỗi khi chơi các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ, phụ huynh phải luôn dành lời khen khi con thực hiện tốt một trò chơi nào đó. Đây sẽ là động lực để con cảm thấy thích thú và cố gắng hòa đồng hơn từng ngày.
Tạo một không gian vui chơi an toàn cho bé
Khi chơi các trò chơi tương tác với trẻ tự kỷ, phụ huynh nên ưu tiên tạo không gian yên tĩnh và an toàn. Điều này giúp trẻ có thể thỏa sức sáng tạo cũng như thoải mái vui chơi. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và an tâm hơn khi vui chơi cùng gia đình.
Như vậy, qua bài tổng hợp trên, Dưỡng lão Bình Mỹ đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh một số trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu bài viết này, phụ huynh có thể lựa chọn được trò chơi phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ để con có thể cải thiện tốt những khuyết điểm, phát triển và hòa nhập tốt với cộng đồng.
Tin nổi bật