05 June 2023
Ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là trúng thực) là một tình trạng không hiếm gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến mức độ an toàn của thực phẩm. Theo dõi bài viết dưới đây của Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ để biết thêm về tình trạng ngộ độc do thực phẩm cũng như các biện pháp điều trị kịp thời.
Nội dung
- 1 Ngộ độc thực phẩm là gì?
- 2 Những triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm là gì?
- 3 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
- 4 Ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như thế nào?
- 5 Khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
- 6 Cách điều trị ngộ độc thực phẩm hiệu quả
- 7 Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
- 8 Phương pháp sơ cứu hiện trạng ngộ độc thực phẩm đơn giản
- 9 Cách phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cho người cao tuổi
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm diễn ra khi người bệnh ăn phải các loại thức ăn, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ những thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, chứa các chất bảo quản, chất phụ gia quá liều lượng cho phép,…
Nếu trường hợp ngộ độc thức ăn không nghiêm trọng, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày. Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tình trạng này thường diễn ra rất nhanh khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mất sức.
Những triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm là gì?
Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm hoặc cũng có thể khởi phát sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây ra nếu nhẹ chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Với trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phải đưa đi cấp cứu khẩn cấp.
Dấu hiệu đau bụng
Đau bụng là một dấu hiệu phổ biến của ngộ độc thức ăn. Biểu hiện này có thể xuất hiện ngay sau khi ăn thức ăn không an toàn. Lý do đến từ những tác nhân có hại đối với cơ thể. Khi phát hiện có vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng kích thích, tăng nhu động ruột để tăng tốc độ đào thải chất độc, khiến cho người bệnh bị đau bụng. Tuy nhiên, dấu hiệu đau bụng thường sẽ xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau nên thường khó xác định có phải do ngộ độc thực phẩm hay không.
Ngoài ra, bụng bị co cứng cũng có thể là một trong số các biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơ bụng đau thắt lại, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn và thấy lạnh trong người.
Nôn mửa kèm theo máu
Buồn nôn và nôn mửa là một trong các dấu hiệu điển hình của ngộ độc thực phẩm. Mặc dù gây khó chịu nhưng đây cũng là một trong những cách tự nhiên để giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, nôn nhiều sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, vì vậy người bệnh phải được bổ sung nước đầy đủ. Trong trường hợp người bệnh thấy máu xuất hiện khi nôn, thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng nặng hơn, hãy đến bệnh viện sớm nhất để được kiểm tra và chữa trị.
Tiêu chảy
Dấu hiệu dễ nhận biết của bị ngộ độc thức ăn là đi ngoài phân lỏng, khác với bệnh nhân bị tả. Nếu để trạng thái này tiếp diễn sẽ gây rối loạn chức năng điện giải, cơ thể mất nước và trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, những điểm đáng chú ý khi bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn sẽ bao gồm:
- Đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày (> 4 lần/ngày).
- Phân gây mùi khó chịu.
- Phân nát hoặc lỏng, có thể có lẫn máu.
Sốt cao
Sốt là một tình trạng khiến cho thân nhiệt của người bị ngộ độc thực phẩm cao hơn bình thường. Nhiệt độ sẽ lớn hơn 37,8℃ khi đo nhiệt độ ở miệng và hơn 38,2℃ khi đo nhiệt độ ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó, sốt do ngộ độc thức ăn thường đi kèm với các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần. Nếu sốt cao trên 40℃ thì đó là trạng thái vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của cơ thể. Bệnh nhân phải tìm biện pháp xử lý để cơn sốt được kiểm soát.
Vã mồ hôi liên tục
Nhiều trường hợp cho thấy người bệnh có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường vã mồ hôi liên tục. Ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Đi kèm với dấu hiệu này, người bị ngộ độc còn có cảm giác khát nước và môi bị khô.
Cơ thể mệt mỏi
Tương tự như nhiều bệnh lý khác, khi mắc phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu ớt và cực kỳ mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc mất nước liên tục do nôn mửa, tiêu chảy hay không ăn uống được sẽ càng làm cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất. Trong trường hợp nếu cảm thấy cơ thể ngày càng mệt, kèm theo cảm giác “kiến bò” ở tay, hãy đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.
Chóng mặt
Khi cơ thể bị ngộ độc thường dẫn đến tình trạng mất nước kèm theo đó là những cơn đau đầu. Nếu tình trạng đau đầu nhẹ có thể dùng thuốc không kê đơn để điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng kèm theo đó là cảm giác lú lẫn, mờ mắt hay thậm chí là cứng gáy thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm kịp thời.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường bắt nguồn từ việc ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm,…). Ngộ độc thức ăn thường diễn ra nhiều vào mùa hè. Vì nhiệt độ mùa hè thường rất cao, thuận lợi cho các vi sinh vật này sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa,… cũng rất dễ trở thành môi trường tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển. Khi đó, thức ăn đã biến thành độc tố gây nên tình trạng ngộ độc.
Một số trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng như là:
- Ngộ độc do ăn thịt cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.
- Người bệnh ăn các món có trứng gà chế biến chưa kỹ, uống nước trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị quá hạn và biến chất, có mùi ôi thiu.
- Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn đã có sẵn chất độc như: Mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,…
- Trúng thực do ăn phải thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học, chất bảo quản, hóa chất phụ gia..
- Thức ăn bị nhiễm độc từ các nguồn không sạch như: Ô nhiễm nước, đất hoặc không khí. Việc bảo quản và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như thế nào?
Thông thường, các biểu hiện do ngộ độc thức ăn gây ra khá giống với một số loại bệnh lý khác nên người mắc bệnh thường xem nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc sẽ rất nguy hiểm nếu người bị trúng thực có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng. Thêm vào đó, khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần kiệt quệ. Nếu như để tình trạng này diễn biến nặng hơn thì sẽ khiến bệnh nhân bị tử vong.
Khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm để các triệu chứng không gây khó chịu và kiệt sức cho cơ thể? Trong giai đoạn bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là cơ thể phải tuân theo phản ứng tự nhiên để thanh lọc đường tiêu hóa với mục đích loại bỏ các vi khuẩn có hại. Nếu các triệu chứng diễn tiến nặng hơn, hãy thử uống trà gừng. Vì gừng có tính nóng sẽ giúp xoa dịu dạ dày.
Ngoài ra, việc sử dụng sữa chua tự nhiên hoặc viên nang probiotic sau khi khỏe lại ít nhất 2 tuần sẽ giúp cơ thể tái tạo lại các lợi khuẩn. Đặc biệt, nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp cơ thể có lại trạng thái khỏe mạnh.
Cách điều trị ngộ độc thực phẩm hiệu quả
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người sơ cứu có thể sử dụng một số phương pháp dân gian đơn giản tại nhà nhưng lại vô cùng hiệu quả để làm giảm các triệu chứng khó chịu như:
- Cho người bệnh nhai từ 2 – 3 tép tỏi tươi. Cách này sẽ có hiệu quả cao vì trong tỏi có tính kháng sinh tự nhiên, làm giảm nhanh các cơn đau bụng và ngăn ngừa tiêu chảy.
- Uống từ 2 – 3 cốc nước chanh ấm để bổ sung vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, làm xoa dịu dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Nước ấm pha với giấm táo sẽ ngăn ngừa vi khuẩn gây hại và làm giảm các triệu chứng hiệu quả.
Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa nhiều khi bị ngộ độc thức ăn đã làm cơ thể mất một lượng nước lớn dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Vì vậy, việc thiết yếu và cấp bách nhất lúc này là bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Một số thực phẩm cần thiết nên dùng để dạ dày dễ tiêu hóa như: Chuối, ngũ cốc dinh dưỡng, lòng trắng trứng, mật ong, cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền, nước muối,… Ngoài ra, còn có một số nước uống chứa chất điện giải cần thiết như: Sprite, 7UP, bia gừng, nước luộc gà,…
Phương pháp sơ cứu hiện trạng ngộ độc thực phẩm đơn giản
Nghỉ ngơi hợp lý
Nếu người bị trúng thực nôn và tiêu chảy nhiều sẽ dẫn đến mất nước. Lúc này người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước để phòng tình trạng mất nước. Trường hợp đối tượng bị ngộ độc thực phẩm là trẻ em và xuất hiện dấu hiệu nôn nhiều, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước.
Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh là các dược phẩm chứa các vi khuẩn có lợi, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có lợi cho sức khỏe. Các vi khuẩn có lợi giúp cho việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Ngoài ra, việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột vô cùng cần thiết, nhất là sau khi đường tiêu hóa bị rối loạn do ngộ độc.
Uống nhiều nước hoặc oresol
Nếu người bệnh mệt mỏi do mất nước quá nhiều, điều cần thiết nhất là cố gắng bù đắp chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể cho họ sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol. Thuốc oresol được cấp chỉ định an toàn của bộ y tế, được dùng để điều trị mất nước do tiêu chảy ở cả người trưởng thành, người cao tuổi và trẻ em. Oresol dùng thay thế nước, chất điện giải bị mất trong các trường hợp thông thường như tiêu chảy cấp, sốt cao, nôn mửa, sốt xuất huyết cấp độ 1,2,3,…
Người hỗ trợ cần phải đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo đúng liều lượng chỉ định trước khi sử dụng Oresol cho người bệnh. Đối với ngộ độc tập thể, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, tuyệt đối không uống chung để tránh tình trạng diễn tiến nặng hơn ở người bị ngộ độc nhẹ.
Sử dụng trà bạc hà
Trà bạc hà là “cây thuốc” có công dụng tuyệt vời giúp làm dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Các dưỡng chất có trong bạc hà sẽ giúp bảo vệ thành dạ dày khỏi axit. Đồng thời nó còn loại bỏ độc tố từ thức ăn và duy trì nước trong cơ thể. Uống từng ngụm nhỏ, bạc hà sẽ giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ thể. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạc hà là thực phẩm thích hợp để phục hồi năng lượng.
Ăn thực phẩm nhạt vị
Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà tốt nhất đó là người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn nhạt, không dầu mỡ, lỏng và ít chất xơ. Phương pháp này sẽ làm giảm các cơn đau thắt và buồn nôn. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để cơ thể có thể hấp thụ tốt thức ăn? Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bị trúng thực nên sử dụng các loại thực phẩm như:
- Chuối
- Lòng trắng trứng
- Bột yến mạch
- Khoai tây
- Giấm táo.
Cách phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cho người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, các bệnh liên quan đến thực phẩm có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng hơn đến sức khỏe. Bởi khả năng chống đỡ với các loại vi khuẩn của người già bị yếu đi. Đặc biệt, với những người cao tuổi có sẵn bệnh nền như bệnh tiểu đường, bệnh thận,… thì khi bị ngộ độc thực phẩm, mức độ nguy hiểm sẽ trầm trọng hơn. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc người già ở độ tuổi U70, người nhà nên chú ý kỹ lưỡng và lưu trữ thực phẩm an toàn, đảm bảo về mặt vệ sinh.
- Phòng chống hiện trạng ngộ độc ngay từ nơi bán (cửa hàng, chợ, siêu thị…): Các hộp hay lọ đựng nên được kiểm tra kỹ để tránh tình trạng lọ bị hư hỏng ảnh hưởng đến thực phẩm bên trong. Bên cạnh đó, không nên mua những sản phẩm mà hộp đã bị méo mó, lồi lõm hay nứt. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu thực phẩm không còn nguyên vẹn. Ngoài ra, khi chọn thực phẩm đã được cắt sẵn, chỉ chọn những mặt hàng được để trong tủ lạnh hoặc được ướp đá. Đồng thời, thực phẩm phải được đảm bảo không bị dập nát.
- Tìm hiểu về các loại thực phẩm người cao tuổi cần tránh: Không nên cho người già ăn sống hoặc chế biến tái các loại cá, động vật có vỏ (trai, sò, hến, cua, tôm,….), thịt heo, thịt gà,… Các loại bánh mì như bánh mì kẹp xúc xích, thịt nguội và thịt hộp phải được hâm nóng đến 75 độ C.
- Bảo quản thực phẩm sạch sẽ, an toàn: Mức độ an toàn của thực phẩm cũng đến từ việc được bản quản trong điều kiện tốt, đảm bảo vệ sinh. Đôi khi, việc bảo quản chỉ đơn giản là làm theo hướng dẫn có sẵn trên bao bì sản phẩm.
Mặt khác, trước khi sử dụng các loại thực phẩm đóng gói, điều trước tiên là hãy kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì. Tránh trường hợp một số thực phẩm để lâu không dùng tới có thể sẽ bị hết hạn sử dụng. Ngoài ra, chỉ nên bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh tối thiểu 2 ngày để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị ngộ độc ở người cao tuổi.
Hy vọng với những chia sẻ kiến thức về ngộ độc thực phẩm trên đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân và những người thân trong gia đình, đặc biệt là người cao tuổi. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích và thú vị nhé!
Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người già xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ qua những phương thức sau để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật
20 December 2024
13 December 2024