13 January 2023
Một số điều cần biết về bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường gặp ở những đối tượng cô đơn, thiếu sự quan tâm của gia đình. Đây là căn bệnh gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và đời sống người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn về các thông tin của bệnh trầm cảm, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.
Nội dung [Ẩn]
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Người cao tuổi khi bị trầm cảm sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Không còn cảm thấy đam mê, hứng thú với những sở thích hàng ngày.
- Người già luôn cảm thấy mệt mỏi à không muốn làm bất cứ điều gì
- Có cảm giác ăn không ngon miệng, bị giảm cân
- Cảm thấy khó chịu trong người và không thể thư giãn một cách thoải mái
- Cảm giác lo lắng quá mức ngay cả với những việc nhỏ nhặt trong đời sống.
- Thường xuyên tránh mặt mọi người, không thích giao lưu, gặp gỡ nơi đông người.
- Đặc biệt, người già hay nhạy cảm và cáu gắt với mọi người vô cớ.
- Khó ngủ, khó có thể tiếp tục giấc ngủ và ngủ ít.
- Người cao tuổi bị trầm cảm sẽ mất tự tin vào bản thân, không tập trung và hay hoảng sợ.
- Luôn cảm thấy tồi tệ và có cảm giác tội lỗi về việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Hay thường nghĩ tới chuyện tự tử để kết thúc tất cả
Tác hại của trầm cảm tới sức khỏe người cao tuổi
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gây ra nhiều tác hại nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cụ thể các tác hại thường thấy của bệnh trầm cảm như sau:
- Người bị bệnh mất cảm giác ngon miệng, gây chán ăn, sụt cân, bị bệnh thiếu máu, canxi, loãng xương.
- Tình trạng mệt mỏi triền miên, mất ngủ kéo dài sẽ khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh liên quan tới thần kinh
- Cảm giác buồn chán, thất vọng và luôn có những suy nghĩ tiêu cực gây áp lực lên tim. Do đó mà người cao tuổi sẽ luôn có cảm giác thái quá, dễ mắc những bệnh lý về tim.
- Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của người cao tuổi. Họ thường lo lắng hay suy nghĩ về những điều đã qua, luôn ám ảnh bởi những thứ trong quá khứ gây suy giảm trí nhớ.
- Ốm yếu, mệt mỏi là biến chứng rõ ràng nhất khi bị mắc bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi hiệu quả
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, điều trị bệnh trầm cảm chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Liệu pháp chữa trị tâm lý
Liệu pháp tâm lý điều trị bệnh trầm cảm ở người già rất quan trọng. Cụ thể gia đình cần có sự động viên, quan tâm và chăm sóc người già đúng cách. Hãy tạo tâm lý thoải mái nhất cho người cao tuổi, tránh gây cảm giác cô đơn, mặc cảm.
Sử dụng thuốc chữa bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm cần lưu ý như sau:
- Liều thuốc chống trầm cảm ở người già thường thấp hơn thuốc chống trầm cảm ở người trẻ tuổi
- Người cao tuổi có sức khỏe yếu dễ chịu tác dụng phụ của thuốc nên cần chú ý theo dõi sát sao khi sử dụng.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần lưu ý đối với các bệnh mãn tình như bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh suy thận…
Các loại thuốc điều trị trầm cảm như sau:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Thuốc MAOIs
- Thuốc SSRIs
- Thuốc Tianeptine
- Thuốc Trazadone
- Thuốc Bupropion
- Thuốc ECT
Thay đổi lối sống hàng ngày
Thay đổi lối sống cho người cao tuổi như sau:
- Giúp người bệnh tăng cường hoạt động thể chất
- Để người già tham gia các thú vui như trồng cây, đọc sách, nuôi cá… để luôn thư thái, thoải mái
- Tăng cường chăm sóc người bệnh, sự quan tâm, hỏi han
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người già
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Trên đây là những thông tin về bệnh trầm cảm ở người cao tuổi và cách điều trị hiệu quả. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đòi hỏi sự quan tâm, chân thành và chịu khó. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy gửi người cao tuổi vào dưỡng lão Bình Mỹ để được phục vụ.
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật
27 December 2024
26 December 2024
24 December 2024
23 December 2024