30 August 2023
Bệnh Đột Quỵ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
Đột quỵ là bệnh lý thần kinh vô cùng phổ biến ở người lớn tuổi do một số chức năng thần kinh đã bị lão hóa. Bệnh để lại nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, việc kịp thời nhận biết dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và nhanh chóng cứu chữa sẽ giúp ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn. Hãy cùng Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng ngừa của căn bệnh đột quỵ nhé!.
Nội dung
- 1 Bệnh đột quỵ là gì?
- 2 Những đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ cao?
- 3 Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người già?
- 4 Những triệu chứng của bệnh đột quỵ thường thấy nhất
- 5 Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ ở người lớn tuổi
- 6 Cách điều trị bệnh đột quỵ hiệu quả
- 7 Những cách phòng ngừa đột quỵ ở người già hiệu quả
- 8 Hướng dẫn các cách phục hồi sau đột quỵ
- 9 Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ – Nơi chăm sóc người cao tuổi sau đột quỵ tận tình, hiệu quả
- 10 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ
Bệnh đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não – là một loại bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Nếu não không nhận được đủ máu sẽ bị thiếu oxy và dinh dưỡng cần thiết, gây chết tế bào não trong vài phút.
Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao hoặc biến chứng bị liệt suốt đời. Bệnh đột quỵ được phân ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể là:
Đột quỵ do bị thiếu máu cục bộ
Tình trạng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ ở não gây ra hiện tượng đột quỵ. Theo thống kê cho thấy, hiện nay các ca bị đột quỵ thuộc nhóm này chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 85%. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn chưa tìm ra được tác nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Trong đó, thiếu máu cục bộ xảy ra đến từ hai nguyên nhân lớn đó là do huyết khối và thuyên tắc.
- Đột quỵ do huyết khối: Các mảng xơ vữa nằm trong thành mạch phát triển với kích thước lớn dần gây hẹp lòng mạch. Những tổn thương này dễ làm cho các tiểu cầu kết tập bất thường tại vị trí hẹp, khiến cho lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này dẫn đến một phần não bộ bị thiếu máu, không đủ oxy để nuôi các tế bào, gây ra bệnh đột quỵ.
- Đột quỵ do thuyên tắc: Tình trạng những huyết khối từ nơi khác đến chèn lên mạch gây tắc nghẽn động mạch. Những huyết khối này có thể được hình thành từ tim hay mảng xơ vữa động mạch bị bong tróc ra.
Đột quỵ do tình trạng xuất huyết não
Tình trạng mạch máu não bị vỡ làm máu chảy vào các nhu mô não, khoang dưới nhện hoặc não thất gây ra hiện tượng xuất huyết não, dẫn đến đột quỵ nặng. Theo thống kê, các trường hợp bị đột quỵ do xuất huyết não chiếm khoảng 15%.
Những cơn đột quỵ nhẹ
Lượng máu dẫn đến não tạm thời bị cản trở gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ. Khi lưu lượng máu trở về mức bình thường thì các biểu hiện của chứng bệnh này tạm thời mất đi. Người nhà và bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu của những cơn đột quỵ, tai biến nhẹ này, vì đây có thể là cảnh báo cho những cơn đột quỵ lớn có thể xảy ra.
Những đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ cao?
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không chỉ riêng người già. Bệnh có thể xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh hoặc do bẩm sinh bị mắc các bệnh về thần kinh,… Những người có nguy cơ đột quỵ cao như:
- Đối tượng nam, nữ giới bước qua tuổi trung niên.
- Những người ít vận động, tập thể dục nâng cao sức khỏe.
- Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên hoặc tiếp xúc lâu với khói thuốc.
- Những người thu nạp quá nhiều đồ ăn có hàm lượng chất béo và dầu mỡ cao, ít bổ sung rau xanh.
- Tiền sử gia đình đã có người thân từng mắc căn bệnh này.
- Người đang mắc các bệnh về tim mạch hay dễ tăng huyết áp.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay thừa cân, béo phì.
Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người già?
Tình trạng não bộ không có đủ oxy và các chất dinh dưỡng để sống do thiếu máu đột ngột và kéo dài dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi. Thiếu máu hay tắc nghẽn mạch máu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ảnh hưởng của các bệnh lý hay vấn đề tuổi già.
Do một số yếu tố không thể thay đổi
- Tuổi tác: Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người trẻ do quá trình lão hóa, khiến một số mạch máu bị xơ cứng và hẹp lại. Theo nghiên cứu, nhóm người nằm ở độ tuổi từ sau 55 cứ mỗi 10 năm thì nguy cơ bị tái đột quỵ tăng gấp đôi.
- Giới tính: Theo nghiên cứu, tại Việt Nam, nam giới mắc bệnh đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với nữ giới.
- Yếu tố gia đình: Tiền sử gia đình có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người thường.
- Yếu tố gen: Nhiều người có gen bất thường dễ mắc các bệnh về thần kinh, máu dễ đông hơn người thường. Các cục máu đông hình thành làm tắc mạch dẫn đến thiếu máu lên não gây ra đột quỵ.
Do những yếu tố bệnh lý
- Những người đã từng mắc bệnh đột quỵ có nguy cơ bị lại cao, nhất là trong vài tháng đầu. Bệnh tái lại có thể kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với người thường. Lượng đường dư thừa trong máu thúc đẩy tích tụ chất béo trong động mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Điều này dẫn đến hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.
- Người bị cao huyết áp tạo sức ép lên thành động mạch khiến động mạch bị tổn thương, dẫn đến tình trạng xuất huyết não. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ phổ biến nhất hiện nay.
- Bệnh nhân bị mắc bệnh mỡ máu cao, khiến lượng mỡ trong máu tích tụ dày đặc, làm máu khó lưu thông. Tình trạng này kéo dài hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch chính là lý do đột quỵ.
- Hút thuốc là một trong các nguyên nhân gây đột quỵ, có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não gấp 2 lần. Khói thuốc làm cho các thành mạch máu bị tổn thương và gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Phổi bị phá hủy nghiêm trọng do thuốc lá khiến tim phải làm việc nhiều hơn làm tăng huyết áp.
- Thói quen sống thiếu lành mạnh như ăn uống không khoa học hay thiếu cân bằng dinh dưỡng, cơ thể lười vận động dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
Những triệu chứng của bệnh đột quỵ thường thấy nhất
Chứng đột quỵ ở người cao tuổi nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao. Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ bạn cần đặc biệt chú ý để sớm ngăn ngừa bệnh.
- Xuất hiện tình trạng tê hoặc yếu cơ, thường xảy ra ở một bên cơ thể.
- Thị lực người bệnh ở một hoặc cả hai bên mắt bị suy giảm.
- Người bệnh có cảm giác khó nuốt được đồ ăn hay nước uống, di chuyển khó khăn hoặc khó cử động.
- Những cơn đau đầu dữ dội xảy ra liên tục không rõ nguyên nhân, rối loạn trí nhớ, bị chóng mặt.
Bên cạnh đó, bệnh nhân và người nhà có thể dựa theo quy tắc “FAST” của các chuyên gia y tế về việc nhận biết triệu chứng đột quỵ não, cụ thể như sau:
- Face: Nhận biết dấu hiệu bị đột quỵ qua gương mặt, tình trạng mặt bị mất cân đối hay một bên miệng bị méo. Biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn bệnh nhân cười.
- Arm: Người bệnh dơ hai cả hai tay lên nhưng một trong hai cánh tay bị yếu hoặc rơi xuống là dấu hiệu của đột quỵ.
- Speech: Khi nói chuyện, người bệnh nói không được tròn vành rõ chữ, không lưu loát, thậm chí không nói được.
- Time: Ngay khi nhận biết những biểu hiện của đột quỵ trên, người thân cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở gần nhất để điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ ở người lớn tuổi
Việc chậm trễ không kịp thời cấp cứu hoặc điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh mất thời gian dài để phục hồi hoặc bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh đột quỵ như:
- Bệnh nhân bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân cả đời.
- Khả năng di chuyển yếu, tay chân khó vận động.
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp, bị nói ngọng,…
- Thị giác của người bệnh giảm đáng kể hoặc gặp các vấn đề về mắt.
- Gặp một số vấn đề về tâm lý như rối loạn cảm xúc, trầm cảm,…
- Trường hợp nặng hơn là nguy cơ tử vong hoặc sống đời sống thực vật.
Cách điều trị bệnh đột quỵ hiệu quả
Tình trạng đột quỵ ở người cao tuổi diễn ra vô cùng nhanh và đột ngột, những biến chứng bệnh để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng sắp bị đột quỵ, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, giảm tối đa biến chứng bệnh.
Chẩn đoán tình trạng bệnh
Bác sĩ dựa trên những dấu hiệu đột quỵ thường gặp do bệnh nhân cung cấp như: Cảm giác tê liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, đau đầu, chóng mặt,… Kết hợp với bệnh án tiền sử để chẩn đoán lâm sàng tình trạng và mức độ bệnh. Người bệnh cũng được chỉ định thực hiện kiểm tra cận lâm sàng với một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm đường huyết, công thức máu, đông máu toàn bộ, điện giải đồ máu, chức năng thận, men tim, men gan, bilan Lipid máu.
- Chụp X – Quang ngực thẳng, điện toán cắt lớp sọ não (CT scan) không cản quang hỗ trợ phân biệt rõ giữa đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp và xuất huyết não.
- Chụp CT scan mạch máu não với thuốc cản quang (CTA) cho phép bác sĩ khảo sát hình ảnh của toàn bộ động mạch não để phát hiện các điều bất thường như: phình mạch, bóc tách mạch nội sọ và ngoại sọ, hẹp mạch.
- Chụp cộng hưởng từ não (MRI) giúp phát hiện tổn thương túi phình động mạch não, ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não, hẹp động mạch não và một số bất thường trong nhu mô não.
- Siêu âm động mạch cảnh để xác định các tình trạng tắc, hẹp động mạch cảnh và động mạch đốt sống đoạn ngoài sọ.
- Siêu âm tim giúp tìm ra những điều bất thường ở tim, xác định nguyên nhân gây đột quỵ.
- Siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD) để xác định các tình trạng tắc, hẹp mạch máu hoặc tái thông tại các mạch máu lớn trong sọ.
Phương pháp điều trị bệnh đột quỵ – Tai biến mạch máu não hiệu quả
Theo thống kê trên thế giới, bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau bệnh tim và ung thư. Hiện nay, bệnh chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Đặc biệt người bệnh không được tự ý điều trị tại nhà, cần phải tuân theo phác đồ của bác sĩ. Hình thức chữa đột quỵ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân đột quỵ do chảy máu não hay nhồi máu não gây ra. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh đột quỵ cho các trường hợp đều áp dụng theo một nguyên tắc chung gồm:
- Bệnh nhân cần được cấp cứu nhanh chóng và điều trị chính xác.
- Hạn chế tối đa sự lan rộng của vùng bị tổn thương.
- Tối ưu hóa tình trạng thần kinh.
- Đảm bảo tưới máu não.
- Ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và phòng tối đa nguy cơ tái phát bệnh đột quỵ.
Hướng dẫn cách cấp cứu cho người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não
Quá trình cấp cứu người bị đột quỵ là bước đầu điều trị vô cùng quan trọng, giúp giảm tối đa những biến chứng của bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sau này. Khi phát hiện có người đột quỵ, trước khi xe cấp cứu tới, mọi người có thể áp dụng phương pháp sơ cứu tuân thủ đúng nguyên tắc cho hai trường hợp sau:
Trường hợp người bệnh tỉnh
- Bạn hãy kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân.
- Cần đặt người bệnh ở tư thế đầu nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu không bị lắc lư.
- Không được cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì.
- Lau nước dãi, đờm và loại bỏ những dị vật trong miệng như: Răng giả, thức ăn còn sót lại.
- Nếu bệnh nhân bị liệt, bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên không bị liệt.
Trường hợp người bệnh đã rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh
Với trường hợp người bệnh bị hôn mê, bạn vẫn áp dụng 5 bước cơ bản đã kể trên cho người còn tỉnh. Trường hợp mạch của bệnh nhân không còn đập hoặc ngừng thở, ngay lập tức bạn phải hô hấp nhân tạo bằng cách thổi khí vào miệng hoặc ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5.
Những cách phòng ngừa đột quỵ ở người già hiệu quả
Bệnh đột quỵ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, bệnh khiến cho một số chức năng thần kinh bị tổn thương nặng nề gây liệt nửa người hoặc toàn thân. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, sinh hoạt bất tiện hay sức khỏe tinh thần bị giảm sút. Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi trong nhà và sớm ngăn ngừa bệnh xảy ra là điều cực kỳ quan trọng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học
Việc ăn uống thiếu lành mạnh dễ dẫn đến những bệnh lý ở tim mạch, đái tháo đường, nhiễm mỡ máu,… đều tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ. Do đó, việc xây dựng thực đơn cho người già phù hợp, đúng khoa học sẽ góp phần phòng chống đột quỵ cho người cao tuổi một cách hiệu quả.
- Bổ sung nhiều loại rau quả, các loại đậu ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, ăn nhiều thịt trắng, hải sản và trứng để cung cấp protein cần cho cơ thể.
- Cần giảm tiêu thụ những loại thực phẩm có quá nhiều chất béo gây béo phì dẫn đến đột quỵ như: Đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
- Hạn chế tiêu thụ những loại nước có gas, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Nên uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành, các loại nước ép trái cây cùng một số loại sữa dành cho người già để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Luyện tập thể dục, thể thao
Người bệnh thường xuyên tập luyện thể dục giúp hỗ trợ tuần máu trong cơ thể hoạt động tốt, bảo vệ trái tim khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng tối thiểu 30 phút/ngày, 4 lần/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở tim và đột quỵ.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây tổn thương phổi người hút cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh khi hít phải khói thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân dễ mắc bệnh đột quỵ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, bỏ thuốc lá từ bây giờ trong vòng 2 đến 5 năm thì nguy cơ đột quỵ sẽ giảm xuống, ngang bằng với người chưa từng hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, giúp bệnh nhân sớm phát hiện những bệnh phát triển tiềm ẩn trong cơ thể ngay từ giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời, trong đó có đột quỵ. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường và mỡ cần phải khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức gây đột quỵ.
Hướng dẫn các cách phục hồi sau đột quỵ
Bệnh nhân vượt qua được giai đoạn nguy hiểm của bệnh đột quỵ, nhưng vẫn còn những di chứng của bệnh như: Không thể đi lại, ăn uống bình thường hoặc mất cảm giác,… Một số chức năng thần kinh bị tổn thương gây liệt ở tay, chân, miệng,… khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên bất tiện, khó khăn hơn. Để giúp bệnh nhân sớm phục hồi các chức năng này, bác sĩ sẽ yêu cầu họ tập một số bài tập phục hồi chức năng phù hợp.
Phục hồi chức năng nói
Trong quá trình phục hồi sau đột quỵ, phục hồi chức năng nói giúp người bệnh lấy lại những kỹ năng đã mất và thích nghi với những tổn thương đó. Các nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp người bệnh mất khả năng nói được nói chuyện mạch lạc trở lại và rõ ràng hơn.
Phục hồi chức năng vận động
Người bệnh sau đột quỵ thường mất khả năng di chuyển vận động bình thường. Họ khó giữ thăng bằng khi đi lại hoặc không nhấc nổi tay, chân,… Vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động giúp người bệnh lấy lại sức mạnh cơ bắp, giữ thăng bằng cơ thể và phối hợp cử động.
Phục hồi chức năng cảm giác
Bệnh đột quỵ khiến cho tâm lý của bệnh nhân bị ảnh hưởng tiêu cực. Họ khó khăn trong việc kiểm soát tốt cảm xúc, dễ nổi nóng, sợ hãi hay lo âu thái quá, thậm chí là trầm cảm. Chính vì vậy, người nhà cần quan tâm đến họ nhiều hơn cũng như cho người bệnh gặp nhà tâm lý học để khắc phục và quản lý tốt cảm xúc cá nhân.
Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ – Nơi chăm sóc người cao tuổi sau đột quỵ tận tình, hiệu quả
Có thể nói rằng, chăm sóc người già sau tai biến, đột quỵ là một việc rất vất vả và gian nan, đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn thì mới có thể chăm sóc tốt, đồng thời giúp người bệnh đẩy nhanh tiến độ hồi phục. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng có nhiều thời gian để ở nhà quan tâm và chăm sóc người bệnh vì còn phải ra ngoài kiếm tiền. Kèm theo đó, để giúp người già bị đột quỵ, tai biến có thể hồi phục, vận động như bình thường thì cần phải có các dụng cụ trị liệu phù hợp, mà điều này không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư.
Thấu hiểu được điều này và mong muốn san sẻ một phần gánh nặng với gia đình, dịch vụ chăm sóc người già sau đột quỵ, tai biến của Dưỡng lão Bình Mỹ đã ra đời. Khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, Bình Mỹ sẽ thay bạn chăm sóc người thân từ A – Z, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, tập luyện,… chúng tôi đều lên lịch rõ ràng và thiết kế theo đúng khoa học.
Kèm theo đó, đội ngũ nhân viên chăm sóc và y bác sĩ tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ đều được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi bị đột quỵ, từ đó giúp cho người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Hơn thế nữa, Bình Mỹ còn có khu tập vật lý trị liệu riêng biệt, các dụng cụ, thiết bị y tế tại đây đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên rất hiện đại và tiến tiến. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ hồi phục cho các cụ. Ngoài việc chăm sóc, điều trị sức khỏe, thì chúng tôi cũng rất chú trọng đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Bình Mỹ hiểu rằng, việc có một tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ góp phần giúp cho bệnh tình được thuyên giảm nhanh chóng. Vì thế, mà chúng tôi thường xuyên tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí để cho các cụ tham gia như là: Giao lưu với sinh viên, tổ chức sinh nhật, trò chơi trí tuệ,…
Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm một trung tâm chăm sóc người già bị tai biến, đột quỵ để gửi gắm người thân của mình thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến Viện dưỡng lão Bình Mỹ để được hỗ trợ nhé. Để rõ hơn về chi phí chăm sóc người già sau tai biến, đột quỵ bạn có thể tham khảo đường link sau đây: https://duonglaobinhmy.com/bang-gia-va-thu-tuc-vao-vien-duong-lao/.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ
Thói quen tắm khuya có dẫn đến đột quỵ hay không?
Tắm đêm không gây đột quỵ, tuy nhiên nó là tác nhân gián tiếp đẩy nhanh tình trạng đột quỵ xảy ra. Thời điểm tắm đêm, đặc biệt là 23h là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, huyết áp dễ lên cao. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột và huyết áp tăng cao dễ khiến máu khó lưu thông, mạch máu bị co lại gây thiếu máu não cục bộ dẫn tới đột quỵ.
Đột quỵ có di truyền lại cho thế hệ sau không?
Bệnh không có yếu tố di truyền, nhưng những bệnh lý cao huyết áp, nhiễm mỡ máu, tiểu đường,… tăng nguy cơ đột quỵ thường mang yếu tố gia đình. Do đó, nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ thì người trong nhà cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ cụ thể là như thế nào?
Thử thách đứng một chân là nghiên cứu tại Nhật Bản năm 2014 chỉ khảo sát ở một nhóm nhỏ đối tượng có độ tuổi trên 60 khi mắc các bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp. Do đó, thử thách này chỉ mang tính chất tham khảo, cần thử nghiệm ở đa đối tượng và quy mô lớn hơn. Người bệnh cần đến bác sĩ thăm để chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng tình trạng bệnh đột quỵ chính xác.
Đột quỵ có thể cứu chữa được không?
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, số người tử vong do đột quỵ khoảng 6,5 triệu người mỗi năm. Trung bình sau mỗi 6 giây sẽ có một ca tử vong do đột quỵ và cứ 6 người thì có 1 người đột quỵ. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm biến chứng của bệnh đột quỵ nếu bệnh nhân nhận biết sớm dấu hiệu bệnh và được cấp cứu nhanh chóng.
Tại sao đột quỵ xuất hiện ở giới trẻ ngày càng nhiều?
Lối sống thiếu lành mạnh như ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng hay thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc,… làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì và lượng cholesterol cao gây đột quỵ. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp cao cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng này.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh đột quỵ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đột quỵ là loại bệnh cấp tính và cực kỳ nguy hiểm thường xảy ra ở người lớn tuổi. Vì vậy, nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời thì những biến chứng của bệnh có thể gây liệt cả đời, thậm chí là tử vong.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sau đột quỵ xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống Viện dưỡng lão Bình Mỹ qua các phương thức sau đây:
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật
20 December 2024
13 December 2024