06 August 2023
Cảnh Báo Nguy Hiểm Về Bệnh Suy Tuyến Giáp Ở Người Cao Tuổi
Suy tuyến giáp là một trong những bệnh lý nội tiết hay gặp ở người già, tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan khi không coi trọng sự suy giảm chức năng của tuyến giáp. Nếu không điều trị kịp thời, theo thời gian bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng và làm rối loạn chức năng cơ quan. Vậy bệnh suy tuyến giáp là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh? Cùng Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung
- 1 Bệnh suy tuyến giáp là gì?
- 2 Các bệnh lý suy tuyến giáp phổ biến
- 3 Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp ở người cao tuổi
- 4 Biểu hiện của bệnh suy tuyến giáp ở người cao tuổi
- 5 Các phương pháp chẩn đoán bệnh suy tuyến giáp
- 6 Cách điều trị bệnh suy tuyến giáp ở người già hiệu quả
- 7 Lưu ý khi điều trị, tránh chứng bệnh suy tuyến giáp
- 8 Lời kết
Bệnh suy tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hết sức quan trọng của cơ thể, nằm ngay phía trước cổ, hình bướm có hai thùy bên phải và thùy bên trái với trọng lượng khoảng 20 gram. Tuyến giáp tiết ra các hormone thyroxine và triiodothyronine đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể dự trữ và sử dụng năng lượng. Cụ thể tuyến giáp có nhiệm vụ tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh,….
Khi tuyến giáp bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng là khi các hormon sản xuất quá ít nội tiết tố, không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ thể. Nếu bệnh nhân bị thiếu hụt hormon tuyến giáp sẽ dẫn đến các rối loạn về chuyển hóa, dễ mắc các bệnh về tim mạch, nội tiết, tâm thần làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Theo thống kế, số người cao tuổi bị suy tuyến giáp chiếm từ 5 – 20% ở nữ giới và từ 3 – 8% ở nam. Con số này hiện đang gia tăng theo độ tuổi và trong nhiều trường hợp, suy tuyến giáp thường bị chuẩn đoán nhầm với các bệnh lý tương tự như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Các bệnh lý suy tuyến giáp phổ biến
Bệnh suy tuyến giáp có tỷ lệ mắc cao do đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Sau đây là các bệnh lý thường gặp của suy tuyến giáp:
- Suy giáp: Là tình trạng khi tuyến giáp hoạt động không thể đảm bảo sản xuất đủ hormon tuyến giáp cần thiết. Biểu hiện của bệnh lý này là mệt mỏi, giảm trí nhớ, tăng cân, luôn có cảm giác lạnh và da dẻ hạnh khô.
- Cường giáp: Là tình trạng xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp, gây ra tăng trường hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh lý này là tăng cân, mất ngủ, căng thẳng, đau đầu, nóng trong người, đổ mồ hôi, run tay, co giật và nhịp tim nhanh.
- U nang lành tính: Bệnh lý này thường không gây ra triệu chứng và được phát hiện trong quá trình kiểm tra tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu u nang lớn hơn có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, gây ra các triệu chứng như khó nuốt, đau họng hoặc khó thở.
- U nang ác tính: Hay còn gọi là ung thư tuyến giáp thường gây ra các triệu chứng tương tự như suy giáp, cùng với các biểu hiện khác như khó thở, ho, hoặc khó nuốt. U nang ác tính nếu không được phát hiện kịp thời có thể lan sang các cơ quan khác và gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp ở người cao tuổi
Theo thống kê, phần lớn bệnh nhân đều cho rằng nguyên nhân chính mắc bệnh suy tuyến giáp là do cơ thể bị thiếu hụt chất lod hoặc có sẵn từ khi sinh ra. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ mắc bệnh từ nguyên nhân này là rất thấp, chủ yếu là do:
- Viêm tuyến giáp Hashimoto, đây là một bệnh có tính chất tự miễn dịch thường xuất hiện sau một vi khuẩn hoặc virus không rõ nguyên nhân.
- Do sử dụng quá liều và không kiểm soát thuốc kháng giáp tổng hợp ở những bệnh nhân bị cường tuyến giáp.
- Suy giáp bẩm sinh chẳng hạn như rối loạn hình thành tuyến giáp, rối loạn tổng hợp hormon,…
- Do điều trị cắt bỏ tuyến giáp.
Biểu hiện của bệnh suy tuyến giáp ở người cao tuổi
Phần lớn người bệnh mắc suy tuyến giáp ở giai đoạn đầu sẽ không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đối với những người cao tuổi căn bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với một vài triệu chứng của bệnh lý tuổi già, cụ thể như sau:
- Thường xuyên bị táo bón, hay gặp khó khăn khi đi đại tiện.
- Sắc da nhợt nhạt, tái xanh kèm theo biểu hiện khô da, khả năng chịu lạnh kém.
- Thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng
- Âm thanh của giọng nói trở nên trầm hoặc khàn hơn.
- Khả năng ghi nhớ của não bộ trở nên kém đi.
- Thỉnh thoảng bị khó thở, hụt hơi, thở gấp, nhịp tim đập nhanh.
- Các cơ và xương thường xuyên bị đau nhức.
- Dấu hiệu bệnh suy giảm tuyến giáp ở nữ giới thường xuất hiện một vài biểu hiện bất thường liên quan đến kinh nguyệt.
- Bệnh có thể tác động và làm giảm ham muốn trong việc quan hệ tình dục.
- Vận động trở nên chậm chạp và thiếu linh hoạt.
- Đối với trường hợp bệnh nặng có thể gây phù mặt, tay, chân, lưỡi bị phình lớn, sắc tố da sạm, lớp sừng trên da dày hơn.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh suy tuyến giáp
Các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp thường rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác, vì vậy để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện kiểm tra lâm sàng và làm một vài xét nghiệm như:
Kiểm tra lâm sàng
Bệnh nhân mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng sau:
- Mệt mỏi, da khô hoặc lạnh, táo bón tóc và móng cứng rất dễ gãy.
- Nồng độ cholesterol có trong máu tăng cao.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân.
- Các cơ bắp thường xuyên bị đau nhức, đau và cứng khớp.
- Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim, thậm chí có thể gây suy tim.
- Vận động chậm, thiếu linh hoạt.
- Trí nhớ kém.
Xét nghiệm
Hiện nay các bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng suy tuyến giáp ở người bệnh được chính xác hơn. Một vài xét nghiệm mà người bị nghi ngờ hoặc mắc bệnh suy tuyến giáp cần thực hiện khi chẩn đoán bệnh đó là xét nghiệm chức năng tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp và các xét nghiệm tầm soát biến chứng.
Cách điều trị bệnh suy tuyến giáp ở người già hiệu quả
Rất nhiều bệnh nhân khi nghe đến việc bị mắc suy tuyến giáp đều tỏ ra lo lắng và tìm cách chữa bệnh suy giáp. Trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bằng thuốc với mục đích chính là tạo ra hormone tuyến giáp ngoại sinh để bù đắp vào lượng hormone mà cơ thể đang bị thiếu hụt, cân bằng lại các chức năng của các cơ quan khác.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nội tiết có các thành phần tương tự với loại hormone do tuyến giáp sản xuất. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm máu và cách khoảng 6 – 8 tuần sau lần xét nghiệm đầu tiên cần thực hiện lại. Sau đó giãn dần khoảng thời gian cần xét nghiệm máu từ 6 tháng – 1 năm cho đến khi đạt hiệu quả điều trị mong muốn.
Thuốc là phương pháp chữa bệnh suy tuyến giáp hiệu quả nếu bệnh nhân tuân thủ đúng theo phác đồ và hướng dẫn điều trị. Lưu ý, người bệnh không nên tự điều chỉnh liều dùng, tự đổi thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi điều trị, tránh chứng bệnh suy tuyến giáp
Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà người mắc bệnh suy tuyến giáp cần biết để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, tránh biến chứng của bệnh:
- Quá trình điều trị bệnh suy tuyến giáp thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị đúng lộ trình để tránh biến chứng của bệnh có thể xảy ra nếu bỏ qua hoặc giảm liều thuốc.
- Các biến chứng thường gặp khi điều trị bệnh suy tuyến giáp bao gồm: Trầm cảm, mất ngủ, đau khớp, tăng cân, giảm cân, đau đầu, chóng mặt,…. Bệnh nhân cần ghi nhớ các biến chứng này trong quá trình điều trị và nên báo cáo cho bác sĩ để được chỉ định kịp thời.
- Người bệnh nên uống thuốc tuyến giáp đúng liều và đúng thời gian để hiệu quả điều trị tốt hơn và tránh gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp và các biến chứng nghiêm trọng khác.
- Nên thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Người bệnh nên áp dụng các phương pháp giảm stress, tránh căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc để tránh gây ra các biến chứng tuyến giáp và làm giảm hiệu quả điều trị.
Do tính phức tạp của dấu hiệu bệnh suy tuyến giáp mà nhiều người bệnh đã vô cùng hoang mang khi phát hiện bệnh tình. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn những bạn có thể thực hiện một vài gợi ý sau để phòng bệnh hiệu quả:
- Trường hợp suy tuyến giáp bẩm sinh: Người mẹ cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp trước khi mang thai và thông báo với bác sĩ kế hoạch mang thai sắp tới nếu có dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới nội tiết thai nhi.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiểm tra sức khỏe và đo lượng hormon tuyến giáp trước để tránh khiến thai nhi bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.
- Với những người cao tuổi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cần phải theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh.
Lời kết
Nhìn chung, bệnh suy tuyến giáp là một bệnh lý khá nguy hiểm không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở hầu hết mọi đối tượng. Vì vậy, mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có phương pháp xử lý nhanh chóng, tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo yêu cầu xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ qua các phương thức dưới đây để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật