20 June 2023
Triệu chứng hạ đường huyết và các cách cấp cứu nhanh chóng
Hạ đường huyết là một triệu chứng khá nguy hiểm và thường xuất hiện ở những người đang điều trị bệnh tiểu đường, người ăn kiêng theo chế độ, những người vận động quá mức,… Tình trạng tụt đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và cấp cứu nhanh chóng có thể dẫn tới hôn mê và gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Vậy tụt đường huyết là gì? Hạ đường huyết nên ăn gì? Hạ đường huyết nên làm gì? Tất cả sẽ được Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Hạ đường huyết là gì?
- 2 Triệu chứng hạ đường huyết
- 3 Nguyên nhân hạ đường huyết ở người cao tuổi
- 4 Những biến chứng nguy hiểm khi bị hạ đường huyết
- 5 Một số cách cấp cứu nhanh chóng khi bị tụt đường huyết
- 6 Chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết bằng cách nào?
- 7 Những phương pháp phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết
Hạ đường huyết là gì?
Tụt đường huyết là sự giảm sút lượng đường có trong máu dưới mức cho phép của mỗi người. Một người được xác định có dấu hiệu hạ đường huyết là khi lượng glucose huyết tương nhỏ hơn khoảng < 3,9 – 6,4 mmol/l (< 70 mg/dl).
Trong cơ thể con người, đường glucose có vai trò nuôi dưỡng nên hết sức cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ nhằm đảm bảo các hoạt động sống. Vì thế, khi nồng độ đường trong máu giảm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng khác của cơ thể. Các biểu hiện hạ đường huyết nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể sẽ dẫn tới hôn mê và để lại di chứng cho người bệnh.
Triệu chứng hạ đường huyết
Các triệu chứng tụt đường huyết ở người bình thường hay có biểu hiện chung như sau: Đột ngột cảm thấy mệt, ớn lạnh, có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Đồng thời kèm theo cảm giác run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh,… Khi trở nặng có thể xuất hiện tình trạng co giật, hoa mắt, nói cười vô cớ, bị ảo giác,… Nếu không được khắc phục kịp thời, các triệu chứng của hạ đường huyết sẽ trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn như đi lại khó khăn và hôn mê.
Nguyên nhân hạ đường huyết ở người cao tuổi
Tụt đường huyết ở người lớn tuổi rất cần được lưu tâm vì những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng mà bệnh lý này mang lại. Đường huyết hạ còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề của cơ thể. Ở đối tượng người cao tuổi, tình trạng này thường bị tác động bởi các nguyên nhân sau:
Tăng sử dụng đường ở gan
Với những người lớn tuổi, khả năng hoạt động của gan không còn linh hoạt và bị giảm khả năng dự trữ glucid. Đồng thời, khi nhu cầu sử dụng đường tăng nhanh bất ngờ như ở lâu ngoài trời lạnh, đột ngột dùng sức mà chưa khởi động cho cơ thể kịp thích nghi hoặc dùng bữa cách xa nhau,… sẽ khiến người cao tuổi dễ bị tụt đường huyết.
Tình trạng đường huyết hạ do gan giảm dự trữ
Một trong những nguyên nhân hạ đường huyết ở người cao tuổi là do kho dự trữ đường của gan giảm, tổng lượng đường ở gan vẫn thấp ngay sau khi ăn. Điều này cũng sẽ dễ dẫn đến các biểu hiện của tụt đường huyết nếu không nạp thực phẩm thường xuyên.
Với những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan, tình trạng giảm dự trữ đường của gan càng trở nên rõ ràng. Người thân khi chăm sóc người cao tuổi biếng ăn, ăn kém cần chú ý điều này.
Một số nguyên nhân khác gây hạ đường huyết khác
- Đối với những người cao tuổi có tiền sử bệnh tiểu đường thì tình trạng đường huyết hạ rất nguy hiểm. Do họ sử dụng chế độ ăn quá kiêng cữ, thiếu chất glucid nên dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vã mồ hôi, đau đầu.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều mà không có sự theo dõi của bác sĩ cũng là nguyên nhân gây tụt đường huyết.
- Người cao tuổi không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Ở người cao tuổi, tình trạng đường huyết hạ thường nghiêm trọng hơn người trẻ, mặc dù cùng một mức độ hạ đường huyết như nhau.
Những biến chứng nguy hiểm khi bị hạ đường huyết
Não bộ của con người chỉ sử dụng nguồn năng lượng do đường glucose tạo ra. Do đó, tụt đường huyết sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và gây tổn thương đến não bộ. Khi tình trạng hạ đường huyết kéo dài thường xuyên, bệnh nhân có thể bị hôn mê, bất tỉnh.
Nguy hiểm hơn là biến chứng hôn mê nhiều mức độ gây thương tổn não không hồi phục và tử vong nếu lượng glucose trong máu giảm mạnh và kéo dài. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các biến chứng hạ đường huyết như mê sảng, bị động kinh, mất trí nhớ,…
Một số cách cấp cứu nhanh chóng khi bị tụt đường huyết
Nhìn chung, nếu tình trạng tụt đường huyết ở mức độ nhẹ, bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo thì nên uống ngay các loại thức uống bổ sung đường, ăn kẹo, bánh ngọt hoặc hoa quả có sẵn. Đối với trường hợp nặng, khi bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức và không thể sử dụng thực phẩm để tăng lượng đường trong cơ thể thì nên được đưa ngay vào cơ quan y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết bằng cách nào?
Biểu hiện của tụt đường huyết thường không rõ ràng như tăng huyết áp, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, việc chẩn đoán chính xác để điều trị bệnh lý hạ đường huyết là rất quan trọng.
Chẩn đoán
- Đo huyết áp: Nếu chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 60 mmHg, thì được xác định đường huyết thấp.
- Xét nghiệm đường máu mao mạch: Phương pháp này nhằm sàng lọc và kiểm tra nồng độ Glucose trong máu. Tuy nhiên, nếu nồng độ Glucose <2,8mmol/l, người bệnh sẽ phải lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm.
- Siêu âm tim: Bằng cách này, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác những bất thường trong cấu trúc và chức năng của tim,
Một số trường hợp, bác sĩ có thể cho chỉ định thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tụt đường huyết.
Điều trị
Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị phù hợp.
- Điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết khi có dấu hiệu tụt đường, người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin. Lúc này, bệnh nhân có thể dùng nước trái cây, dung dịch glucose, ăn kẹo,…
- Với những trường hợp cấp cứu mà mà tình trạng tụt đường huyết vẫn không đỡ hơn hoặc người bệnh mất ý thức, không thể uống hay ăn được thì cần thực hiện các biện pháp sau:
- Truyền đường Glucose 30% qua đường tĩnh mạch. Sau đó, truyền đường Glucose 5% (hoặc 10%) để duy trì lượng đường huyết > 5,6 mmol/l.
- Dùng Glucagon 1mg tiêm bắp hoặc dưới da trong trường hợp không thể cung cấp đường bằng đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch.
- Sau khi người bệnh tỉnh, có thể bổ sung bằng bữa ăn nhẹ và kiểm tra đường huyết định kỳ 4 tiếng/lần.
Trong tình huống đường huyết bị hạ đột ngột, bản thân bệnh nhân và người thân cần nhanh chóng xác định tình trạng và xử trí hạ đường huyết nhanh bằng cách đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tiêm truyền glucose vào máu, tránh để gây ra các biến chứng hạ đường huyết nguy hiểm.
Những phương pháp phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết
Mục tiêu cơ bản trong việc điều trị hạ huyết áp là khôi phục tình trạng huyết áp về mức bình thường. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp kiểm soát và phòng ngừa hạ huyết áp:
Nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết, bạn nên xây dựng một kế hoạch ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ và không nên kiêng khem quá mức. Trước khi thực hiện các bài tập thể dục nên ăn đủ lượng carbohydrate, đồng thời nên uống nước và ăn nhẹ trong lúc tập nếu cảm thấy cần thiết.
Trong trường hợp bạn cảm thấy đói, mệt, có dấu hiệu tụt đường thì cần ăn thêm bữa phụ. Ngoài ra, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, không uống rượu bia khi đang đói. Hãy chuẩn bị sẵn vài chiếc bánh, kẹo ngọt trong túi dự phòng khi bị hạ đường huyết đột ngột để có thể khắc phục.
Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể
Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng cần kết hợp với việc thường xuyên luyện tập, chơi thể thao vừa với sức khỏe của bản thân, tránh vận động quá mức. Chế độ vận động đều đặn, phù hợp sẽ giúp thể trạng sức khỏe tốt hơn.
Chủ động kiểm tra tình trạng đường huyết
Đối với những người gặp tình trạng hạ đường huyết thì việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên là vô cùng cần thiết. Bạn có thể kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự kiểm tra tại nhà theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Đây sẽ là phương pháp giúp bạn chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi, đánh giá và tư vấn giải pháp điều trị là điều nên làm, nhất là với những ai chăm sóc người già.
Thêm vào đó, hãy kiểm tra đường huyết nếu cảm thấy ăn không ngon miệng, ăn ít hơn thường ngày hoặc vận động quá mức. Đặc biệt việc điều trị nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ tập luyện để tránh các sai lầm khi điều trị bệnh.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến bệnh hạ đường huyết cũng như một số phương thức cấp cứu nhanh chóng và phòng ngừa đúng cách. Có thể thấy, tình trạng tụt đường huyết cần được xử trí nhanh để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, nhất là với những người cao tuổi. Hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình nhé.
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật
22 November 2024
20 November 2024
Người cao tuổi bị đau bao tử nên ăn gì để dễ tiêu hóa và khỏe mạnh?
19 November 2024