08 October 2020
Bệnh Alzheimer là gì? Triệu chứng, phòng ngừa & cách điều trị
Alzheimer là bệnh gì?
Alzheimer là một bệnh về chứng giảm trí nhớ, tổn thương của não bộ, bệnh khiến người bệnh hay quên thậm chí mất trí nhớ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, gây tác động tiêu cực đến cả ngôn ngữ và tư duy.
Bệnh Alzheimer có tiến triển chậm bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ. Nhưng tới khi không điều trị đúng cách, giai đoạn cuối, người bệnh sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng.
Người bệnh chỉ có thể sống được từ 8 đến 10 năm dù vậy vẫn có trường hợp có thể sống lâu hơn khi được phát hiện và điều trị đúng cách. Lối sống của mỗi người sẽ tác động khiến cho bệnh có thể diễn tiến nhanh hay chậm. Đặc biệt nếu thành viên gia đình bạn mắc bệnh thì bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Nội dung
Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?
Đối với người bệnh ảnh hưởng tới não bộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống sinh hoạt thường ngày của họ. Chẳng những vậy mà cả người chăm sóc cũng bị ảnh hưởng. Do chăm sóc người bị bệnh này rất khó khăn phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng.
Giai đoạn bệnh càng về sau thì bệnh sẽ càng thêm trầm trọng, tính hay quên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Cho tới tận ngày nay, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn còn đang được nghiên cứu và làm rõ. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer làm cho các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin suy yếu và chết, các protein bất thường được tạo ra gây cản trở truyền thông tin.
Triệu chứng của bệnh Alzheimer
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là đãng trí, hay quên, nơi vừa đặt đồ vật. Các giai đoạn sau bệnh sẽ ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn cần được giúp đỡ của mọi người và đặc biệt giai đoạn cuối họ cần phải được chăm sóc một cách toàn diện vì ở giai đoạn này họ thường hay đi lang thang, thay đổi cảm xúc, tính cách và cũng không thể hoạt động bình thường nữa.
Ngoài ra còn có các triệu chứng bệnh Alzheimer khác không được đề cập. Tuy nhiên nếu bạn thấy người thân có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngày để chẩn đoán kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán Alzheimer
Bệnh được các bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và kiểm tra sự tổn thương não của bạn. Thông qua kiểm tra khả năng lý luận, sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể, và cảm nhận cảm giác. Ngoài ra bằng cách dùng thủ thuật chụp MRI hoặc CT não hay xét nghiệm máu có thể chẩn đoán được bệnh.
Cách điều trị Alzheimer
Tuy y học hiện nay rất phát triển nhưng vẫn chưa có cách để điều trị bệnh Alzheimer triệt để hoàn toàn.
Điều trị không dùng thuốc
Thói quen sinh hoạt và phong cách sống sẽ giúp làm chậm diễn tiến bệnh:
Vì bệnh nhân bị tổn thương não bộ nên sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày rất cần có người hỗ trợ và chăm sóc.
Khả năng ghi nhớ thông tin không còn tốt nên hãy cố gắng đơn giản hóa thói quen và không gian sống bình thường.
Tâm lý cần thoải mái không stress, không quá lo âu về bệnh
Tham gia các hoạt động để nâng cao cả thể chất và tinh thần. Nếu không đủ ddieuf kiện chăm sóc bạn có thể dẫn người bệnh đến nhà dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn.
Đặc biệt hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc Tây y
Hiện nay có hai loại thuốc được công nhận dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Đầu tiên là chất ức chế Cholinesterase giúp ngăn ngừa sự giảm hàm lượng acetylcholine. Nó đóng vai trò là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ. Ngoài ra thuốc sẽ hỗ trợ cho truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Ba loại chất ức chế cholinesterase như Donepezil (Aricept), Rivastigmine (Exelon), Galantamine (Razadyne), hiện nay chúng được cấp phép để hỗ trợ điều trị bệnh ở các giai đoạn khác nhau.
Memantine là hoạt chất giúp điều hòa hoạt động của glutamate hỗ trợ quá trình ghi nhớ và học hỏi. Thuốc được bệnh nhân Alzheimer sử dụng trong giai đoạn vừa và nặng.
Dùng thuốc Đông Y
- Thể can khí uất kèm đờm trệ
Khi người bệnh dễ tức giận, uất ức, lưỡi bẩn, rêu lưỡi, …. có thể sử dụng phương thuốc này.
Bao gồm: Hương phụ, sài hồ, thanh bì, xuyên khung, đan sâm, đào nhân, hồng hoa, xích thược. Đem sắc và uống.
- Thể can thận âm hư kèm đờm trệ
Với bệnh kéo dài, người bệnh váng đầu, tê chân tay, da mặt kém tươi, mồ hôi trộm, da khô, có thể liệt nửa người, rêu lưỡi trắng nhạt,… thì có thể dùng phương thuốc này.
Bào gồm: Thục địa, bạch phục linh; sơn thù, đan bì, xích thược, xuyên khung, hồng hoa, viễn chí, đào nhân. Đem sắc và uống.
- Thể tâm tỳ đều hư
Người bệnh nói năng lẫn lộn, nói khó, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, tim hồi hộp, sợ hãi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng,… hãy sử dụng bài thuốc này.
Bao gồm: Nhân sâm, mạch môn, táo nhân; phục linh, đương quy, sinh địa, thục địa; bá tử nhân, ngũ vị tử; cam thảo. Đem sắc và uống.
- Thể can dương thượng cang
Với người bệnh nhức đầu, chóng mặt, ngủ không ngon, khó nói, mạch tế sác,… Hãy lưu ý bài thuốc này.
Bao gồm: Thiên ma, hoàng cầm, tang ký sinh, dạ giao đằng, ngưu tất, ích mẫu; thạch quyết minh, phục linh, chi tử. Đem sắc lấy nước uống.
Ngoài ra cũng còn có một số phương thuốc đông y khác nữa.
Dùng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian cho bệnh này không nhiều. Chủ yếu là về tinh thần và thể chất. Dùng những mẹo dân gian để tăng cao thể lực, tinh thần thoải mái.
Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Để phòng ngừa căn bệnh này trước tiên bạn cần cố gắng sắp xếp cuộc sống một cách khoa học nhất.
Luôn cân bằng giữa cuộc sống và làm việc.
Suy nghĩ tích cực, tránh mệt mỏi, stress.
Có thể thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe hoặc xin ý kiến về thuốc tăng cao thể trạng.
Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thực sự rất vất vả vì vậy họ rất cần chăm sóc cho sức khỏe bản thân và cần được sự hỗ trợ, nghỉ ngơi thường xuyên khi đó thể trạng mới khỏe mạnh để chăm sóc cho người bệnh.
Đặc biệt là hỗ trợ về mặt tình cảm và thực tiễn, và các chương trình giáo dục về bệnh Alzheimer để có thể giúp người chăm sóc hiểu rõ và mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân đang điều trị bệnh.
( Trích nguồn: Healcentral)
Tin nổi bật
27 December 2024
26 December 2024
24 December 2024
23 December 2024