01 July 2021

Tại sao người cao tuổi bị đau vai gáy?

Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, song tỷ lệ này chiếm phần lớn ở người trưởng thành và người già. Đau vai gáy có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người cao tuổi.

Tại sao người cao tuổi bị đau vai gáy?

Theo các bác sĩ, bệnh đau vai gáy ở người cao tuổi thường có hai dạng là đau vai gáy cấp tính và đau vai gáy mãn tính.

Đau vai gáy cấp tính thường là đau cơ năng bởi bị nhiễm lạnh đột ngột (do nằm, tắm nước lạnh, tắm vào ban đêm…), nằm sai tư thế, gối đầu quá cao (nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch máu bị chèn ép làm cho máu ở vùng cổ kém lưu thông).

Đau vai gáy mãn tính ở người cao tuổi có tính chất thường xuyên, vùng vai gáy gần như lúc nào cũng mệt mỏi. Loại viêm mãn tính chiếm tỉ lệ rất cao, thông thường do thoái hóa đốt sống cổ làm dẹp lỗ tiếp hợp chèn ép các  rễ, dây thần kinh cột sống cổ (khoảng 80%). Đau cổ, vai gáy có thể do nguyên nhân ngay tại khớp vai hoặc nguyên nhân từ khớp cổ…

Ngoài ra, đau vai gáy còn có thể do thiểu năng mạch vành, do u đỉnh phổi và đôi khi là do thoái hóa đốt sống cổ (mỏ gai, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ)  dẫn tới các dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép gây đau.

Ở  người cao tuổi, bệnh đau vai gáy thường xuất hiện bất thường, có nhiều trường hợp bỗng dưng sau 1 đêm ngủ dây thấy đau nhức khắp mình, nhất là vùng vai gáy. Lúc đầu, người già chỉ thấy đau nhẹ và hạn chế vùng gáy cổ, vùng đầu không quay thoải mái… Thế nhưng, càng về lâu về dài bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Đau vai gáy nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay rất khó chịu (sờ vào có cảm giác như tê cứng bì), đó là triệu chứng tăng cảm giác.

Khi bệnh nặng hơn mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ, vai, gáy đều rất đau làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt của người bệnh và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, mọi sinh hoạt và ăn uống. Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, nếu nằm về phía bên bị bệnh, lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành, bên bệnh bị kéo vẫn đau.

Cách điều trị và phòng bệnh đau vai gáy ở người già

Người cao tuổi khi bị đau vai gáy thì cần phải đi khám bệnh để xác định xem có bị chèn ép gây tổn thương hay không? Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai gáu nhiều lần có thể giảm đau.

Đồng thời bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau, chống viêm (thuốc uống, tiêm hoặc thoa ngoài da, cao dán…) và các thuốc giãn cơ. Lúc này cần hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi phục. Cần chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại (nếu có), nên có người giúp xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ vai gáy chừng 10 – 15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông. Khi tắm, nên tắm bằng nước ấm. Khi cơn đau cấp tính chỉ đơn thuần (không viêm nhiễm) có thể chườm bằng nước đá có tác dụng giảm đau tốt.

Empty

Đau vai gáy khiến cho người cao tuổi gặp nhiều trở ngại trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày.  Đau vai gáy mạn tính xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lỗ tiếp hợp chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ chiếm khoảng 80%

Theo các bác sĩ, để tránh đau vai gáy, cổ nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Nên vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi lâu. Khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư không cúi gập cổ quá lâu. Hàng ngày, nên ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như: canxi, kali và các vitamin nhóm B, C, E.

(Trích nguồn cpcs.vn)