21 March 2024
Viện dưỡng lão qua lăng kính xã hội – Đã không còn khắc khe như trước
Thông qua nhiều cuộc trò chuyện với Người cao tuổi và người thân của họ, Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ thấy rằng có sự thay đổi đáng kể trong góc nhìn của nhiều người về viện dưỡng lão. Nếu như trước đây, đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão thường được xem là bất hiếu thì hiện tại, đưa cha cha mẹ vào viện dưỡng lão là biết suy nghĩ cho cha mẹ, thậm chí nhiều người cao tuổi chủ động vào viện ở để có bạn bè và con cái được an tâm.
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ 2011 và nằm trong các nước có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Theo dự báo, đến năm 2050, Việt Nam sẽ gia nhập những quốc gia “siêu già”.
Cùng với đó, việc chăm sóc người cao tuổi theo cách truyền thống “trẻ chăm già” dần thay đổi, quan niệm “tuổi già vào viện dưỡng lão” của nhiều người đã cởi mở hơn. Ngày nay, người Việt Nam không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo ông bà cha mẹ bằng cách chăm sóc trực tiếp tại nhà mà họ còn tìm kiếm các giải pháp khác để nâng cao hoặc cải thiện sức khỏe cho những người thân yêu của mình.
Theo đó, trước đây nhiều người quan niệm rằng Người cao tuổi vào viện dưỡng lão là do bị con cái hắt hủi, bỏ bê. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, các viện dưỡng lão ngày càng trở nên tiện nghi và chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của Người cao tuổi. Viện dưỡng lão hiện nay cung cấp các hoạt động giúp người cao tuổi duy trì sự tự do và tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
Viện dưỡng lão đã trở thành một nơi để người cao tuổi kết nối và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Việc sống cùng với những người cùng lứa tuổi, cùng chia sẻ những sở thích và quan tâm đã giúp người cao tuổi tìm thấy sự đồng cảm và sự hiểu biết từ những người xung quanh. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn chặn cảm giác cô đơn và tăng cường sức khỏe tâm lý cho người cao tuổi.
Bên cạnh đó, Người cao tuổi đối mặt với các bệnh như sa sút trí tuệ, alzheimer, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn dáng đi và ngã, suy giảm hoạt động chức năng…Thêm vào đó, tình trạng đa bệnh lý, giảm sức đề kháng với bệnh tật, khả năng hồi phục sức khỏe kém đòi hỏi người cao tuổi phải được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm.
Tại Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ, không khó để bắt gặp các trường hợp tự nguyện vào viện dưỡng lão để có bạn bè đồng trang lứa, để con cái an tâm đi làm việc.
Cô Bùi Thị Thúy (73 tuổi), Việt kiều Pháp là một trong nhiều Người cao tuổi chủ động vào viện dưỡng lão cho biết, vào viện dưỡng lão là mong muốn từ lâu của cô. Cô cho biết, các con của cô đều ở nước ngoài, lúc cô quyết định về Việt Nam để vào viện dưỡng lão sinh sống các con của cô cũng khá lo lắng nhưng khi cô sống được một thời gian tại đây, với điều kiện sống và sinh hoạt tiện nghi, có bác sĩ và điều dưỡng bên cạnh 24/24, có nhiều bạn bè để nói chuyện, tham gia sinh hoạt với nhau cô thấy rất vui và các con cô cũng an tâm hơn rất nhiều. Với cô, lựa chọn vào viện dưỡng lão là lựa chọn đúng và sáng suốt.
Bà Phan Thị Chăm (77 tuổi) cũng là một trường hợp tự nguyện vào viện dưỡng lão cho biết, bà có 5 người con đều có gia đình và công việc ổn định. Ngày thường các con và các cháu đều đi làm, đi học nên bà cảm thấy buồn, con cái đi làm cũng lo lắng bà ở nhà không ai trông nom, đi lại yếu nên bà quyết định vào viện dưỡng lão để con cái an tâm. Cuối tuần hoặc ngày lễ con cháu được nghỉ sẽ đến chơi hoặc đón bà về nhà vài hôm. Với bà như thế là là quá hài lòng và vui vẻ.
Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ tin rằng với những nỗ lực của chúng tôi nói riêng và hệ thống các viện dưỡng lão tại Việt Nam nói chung cùng sự cởi mở của cả xã hội, người Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi góc nhìn về viện dưỡng lão, nơi không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn là một nơi đáng sống cho người cao tuổi.
Tin nổi bật