12 July 2023

Bệnh Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Quá trình lão hóa ở người cao tuổi diễn ra rất nhanh và tác động lên tất cả các hệ cơ quan. Quá trình này cũng tác động lên hệ xương khớp gây ra bệnh loãng xương. Tình trạng loãng xương ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ, thậm chí là gây tàn tật. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì? Tình trạng loãng xương ở người cao tuổi có điều trị được không? Theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây của Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ để biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Loãng xương ở người già là gì?

Loãng xương ở người già là gì?

Bệnh loãng xương là gì? Theo đó, đây là một căn bệnh diễn ra thầm lặng, làm cho xương yếu đi, đồng thời cũng làm cho cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến xương bị giòn và dễ gãy. Thông thường, bệnh loãng xương xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tùy vào cơ địa và độ tuổi của mỗi người mà mức độ loãng xương sẽ chuyển biến khác nhau. 

Loãng xương ở người già còn được cho là nguyên nhân trực tiếp tạo ra các cơn đau âm ỉ, thoái hóa và làm giảm khả năng vận động. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi. 

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Theo các bác sĩ cho biết thì nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương đó là do tuổi tác và những nguyên nhân khách quan khác, cụ thể như: 

Do quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa ở người lớn tuổi là quy luật tự nhiên. Tuổi cao dẫn đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng bị giảm dần, đặc biệt là canxi. Bên cạnh đó, cơ thể sản sinh lượng hormone ít dần gây ảnh hưởng đến chức năng điều hòa và hấp thụ canxi. Điều này làm cho canxi bổ sung vào xương bị suy giảm, từ đó làm giảm mật độ canxi có trong xương. 

Vì tuổi cao ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương

Thói quen ngồi hay nằm quá nhiều, ít vận động ở người già làm giảm khả năng tái tạo xương, khiến xương khớp, cơ bắp yếu dần. Ngoài ra, việc ít ra ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến cho việc hấp thụ vitamin D suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và bài tiết canxi của cơ thể. 

Do mắc phải một số bệnh lý

Người cao tuổi có sẵn bệnh nền trong người cũng có thể là nguyên nhân gây loãng xương. Một số bệnh lý có khả năng gây loãng xương như: Cường giáp, bệnh tiểu đường, suy thận mãn tính, nhiễm sắc tố sắt, viêm khớp dạng thấp,… Tuy nhiên, những căn bệnh lý này sẽ phát triển một thời gian, sau đó mới gây bệnh loãng xương. Chính vì vậy, những bệnh nhân có bệnh nền cần chú ý đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể tốt hơn. 

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc dẫn đến loãng xương

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc dẫn đến loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi cũng có thể xuất phát từ việc người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc trị bệnh trong thời gian dài. Vì theo cơ chế phân tử, một số loại thuốc sẽ làm tăng thoái biến vitamin D, giảm hòa tan canxi. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng,… 

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người cao tuổi cần nạp tối thiểu 1.200mg canxi và 800IU lượng vitamin D có trong thực phẩm vào cơ thể. Điều này nhằm mục đích duy trì xương khớp luôn chắc khỏe. Nếu chế độ dinh dưỡng không khoa học, không đảm bảo cung cấp đủ canxi sẽ làm hao hụt lượng canxi cho xương. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Bệnh loãng xương ở người già thường diễn biến thầm lặng, vì vậy, những triệu chứng của bệnh cũng rất khó nhận biết. Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu thường gặp nhất sau đây: 

  • Các cơn đau nhức từ xương khớp.
  • Các xương cột sống ở khu vực thắt lưng bị đau kèm theo chứng co cứng và thường sẽ lan sang hai bên mạn sườn. Khi người bệnh vận động mạnh, khuân vác nặng, cơn đau sẽ dữ dội hơn. 
  • Biến chứng gù vẹo cột sống, chiều cao bị giảm do các đốt sống bị lún, xẹp. 
  • Một số triệu chứng toàn thân rõ rệt như: Ớn lạnh, chuột rút,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Khi nhận thấy dấu hiệu bị bệnh loãng xương, dù ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm cũng như có chỉ định điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương thông thường được sử dụng đó là: 

Đo mật độ loãng xương

Đo mật độ loãng xương

Phương pháp đo mật độ loãng xương thường thực hiện với những người 50 tuổi trở lên và gặp phải các vấn đề sau:

  • Chiều cao giảm đi nhiều hơn 3cm.
  • Trong thời gian ngắn, cân nặng sụt nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
  • Thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở nữ (cắt buồng trứng, sau mãn kinh) và androgen ở nam. 
  • Người bệnh có tiền sử bệnh án từng bị gãy xương.
  • Người bệnh đã hoặc đang dùng corticoid liên tục trong vòng 3 tháng.
  • Sử dụng chất kích thích mỗi ngày: Rượu, bia, thuốc lá,… 

Chụp X – quang

Bằng phương pháp chụp X-quang, thông qua tấm phim, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ loãng xương, lượng canxi hao hụt, tỷ lệ xương bị bào mòn. Thông thường, khu vực bị loãng xương sẽ tối hơn những vị trí khác, vì vậy rất dễ nhận biết. Ngoài ra, với phương pháp chụp X-quang, bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng xương lún tại các đốt sống. 

Một số xét nghiệm chẩn đoán

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh loãng xương ở người cao tuổi khác như:

  • Xét nghiệm đo nồng độ canxi, magie và phốt pho có trong máu.
  • Đo nồng độ 25OH vitamin D3 để kiểm tra lượng vitamin D bên trong cơ thể.
  • Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng của gan.
  • Kiểm tra nồng độ intact PTH (trường hợp nghi ngờ loãng xương do bệnh cường cận giáp gây nên).
  • Đo lượng testosterone huyết thanh ở nam (nếu nghi ngờ suy sinh dục gây ra bệnh loãng xương).
  • Đo định lượng canxi và creatinin bên trong nước tiểu trong 24 giờ. 

Bệnh loãng xương ở người già có nguy hiểm hay không?

Bệnh loãng xương ở người già có nguy hiểm hay không?

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến tàn tật và nặng nhất là gây tử vong. Các biến chứng của bệnh loãng xương bao gồm:

  • Thường xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội vào ban đên ở vị trí lưng, đốt sống, thắt lưng, các khớp ở chân tay,…. Nguyên nhân do thiếu hụt canxi ngày càng nặng khiến xương trở nên xốp loãng.
  • Những cơn đau dai dẳng làm người cao tuổi mệt mỏi, mất ngủ,…
  • Bệnh loãng xương kéo dài có thể khiến cột sống biến dạng, gù vẹo. Bên cạnh đó, người cao tuổi nếu mắc bệnh sẽ rất dễ bị gãy xương khi va chạm nhẹ, dẫn đến tàn phế suốt đời. 

Điều trị loãng xương ở người cao tuổi bằng cách nào?

Đối với bệnh loãng xương ở người già, sử dụng thuốc là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và an toàn, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những cách chữa bệnh loãng xương ở người già thường được khuyên dùng: 

Chữa bệnh loãng xương ở người già không dùng thuốc

Điều trị loãng xương ở người già bằng vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến thường được áp dụng. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập trị liệu thần kinh cột sống để giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng khả năng phục hồi của cơ thể. 

Sử dụng thuốc điều trị bệnh loãng xương ở người già

  • Thuốc giảm đau có tác dụng gây ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương, bên cạnh đó còn có công dụng giảm đau. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Nhóm thuốc tăng mật độ xương và chống phá hủy xương có khả năng ức chế hoạt động của tế bào phá hủy xương. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn thúc đẩy quá trình tái tạo xương. 

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi như thế nào?

Cách điều trị loãng xương tốt nhất chính là ngăn ngừa căn bệnh này xuất hiện bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, khoa học và một chế độ tập luyện, hoạt động xương cốt thường xuyên. 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa, người bị bệnh loãng xương nên ăn gì cho hợp lý? Đối với người cao tuổi, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu cơ thể. Đặc biệt người già cần bổ sung đủ canxi và protid. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, người già nên uống từ 500 – 1000 ml sữa bổ sung canxi mỗi ngày song song các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc canxi cho người già để có thể nạp thêm canxi vào cơ thể.

Ngoài ra, bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6, thức ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn chế biến sẵn,…

>>> Xem thêm: Top 10 loại sữa cho người già tốt nhất hiện nay

Chế độ vận động, tập luyện

Người cao tuổi cũng cần có một chế độ vận động đều đặn, vừa sức và tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời. Những hoạt động này không chỉ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa,.. mà còn bổ sung vitamin D, đồng thời tác dụng tích cực lên xương khớp. Ngoài ra, việc hình thành thói quen thực hiện các bài tập thể dục cho người già vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của tế bào tái tạo xương và tăng cường khả năng hấp thụ canxi và protid. 

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả. Dưỡng lão Bình Mỹ hy vọng rằng với cẩm nang kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc người cao tuổi được tốt nhất. 

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người già phục hồi chức năng sau khi điều trị ngoại viện xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ qua hotline hoặc website sau đây để được tư vấn chi tiết nhé!

Thông tin liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/