26 July 2023

Phù Chân Ở Người Già Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Phù chân ở người già là một hiện tượng khá phổ biến và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng phù chân gây trở ngại lớn đến những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng chân phù nề ở người già và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhé.

Thế nào là hiện tượng phù chân ở người già?

Tìm hiểu về bệnh phù chân ở người già

Phù chân ở người già là tình trạng chân bị phồng và to hơn bình thường

Phù chân ở người cao tuổi là tình trạng chân bị phồng hay tăng kích thước lớn hơn so với bình thường. Vị trí bị phù thường là ở vùng mắt cá chân, bàn chân, gây cho người bệnh cảm giác nặng nề khi di chuyển. 

Nguyên nhân phù chân ở người già là do chất lỏng trong các mô ở mắt cá và bàn chân bị ứ đọng lại. Đa phần chất lỏng này được hình thành là do sự tích tụ từ dịch ở các mao mạch máu chân bị rò rỉ, dẫn đến hiện tượng phản ứng giữ lại nhiều natri và nước của thận để bù đắp lại phần chất lỏng đã thoát ra ngoài. 

Lúc này, lượng nước được vận chuyển trong cơ thể sẽ tăng lên nhiều hơn so với bình thường, từ đó làm tăng kích thước ở các mô, dẫn đến tình trạng mao mạch sẽ bị rò rỉ nặng hơn. Với trường hợp chân bị bội nhiễm, mắt cá chân và cẳng chân có thể bị biến dạng bất thường. 

Các triệu chứng phù chân ở người già thường gặp nhất

các triệu chứng phù chân ở người cao tuổi thường gặp

Chân sưng lên khiến da căng và bị đổi màu da

Người già khi bị phù chân thường có một số dấu hiệu nhận biết như sau: 

  • Chân sưng lên khiến da căng hoặc đổi màu da.
  • Vùng bị phù sẽ lún xuống khi dùng tay ấn vào.
  • Các khớp sẽ cứng hơn. 
  • Da và các lớp dưới da trở nên dày và cứng, kèm theo biểu hiện ngứa.
  • Nếu nhiễm khuẩn nặng thì phần da bị phù sẽ cứng hơn và biến dạng. 

Nguyên nhân bị phù chân ở người già là do đâu?

Người già bị phù chân thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây: 

Sức khỏe yếu và mắc bệnh nền 

Người già có sức khỏe yếu và mắc bệnh nền

Phù nề ở người già do mắc bệnh nền

Nguyên nhân phù chân ở người già thường gặp nhất là do sức khỏe yếu kèm theo đó là mắc một số bệnh lý như: Suy tim, viêm gan, tiểu đường,… Bên cạnh đó, khi về già, hệ xương khớp sẽ yếu dần nên dễ bị chấn thương. Ngoài ra, người cao tuổi thường có thói quen ngồi nhiều, ít vận động nên cũng dễ mắc bệnh phù chân hoặc tê bì chân tay. Đặc biệt là người già mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh cũng có thể gây ra phù nề ở mắt cá chân hoặc bàn chân.

Do chế độ dinh dưỡng chưa thật sự phù hợp, thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý cũng là nguyên nhân gây phù chân ở người già, nặng hơn là tình trạng phù nề. Đa phần người già bị phù chân là do thói quen sử dụng nhiều muối trong thức ăn. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 trong cơ thể cũng khiến cho chân thường xuyên bị tê, chuột rút, nếu nặng hơn sẽ làm giảm khả năng phản xạ. 

Do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị

Người già bị phù chân do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị

Phù chân ở người già do sử dụng thuốc điều trị bệnh nền

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng phù chân ở người cao tuổi là do có bệnh nền và đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, gây kích thích phù chân. Một số loại thuốc điều trị như: Thuốc trị tăng huyết áp, Beta Clonidine, Hydralazine, Minoxidil,… làm tăng khả năng giữ nước và muối gây ra phù nề.

Một số tác nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số tác nhân khác cũng gây ra phù chân ở người già như: 

  • Bị chấn thương.
  • Tăng cân quá mức.
  • Hoạt động đứng lên ngồi xuống quá nhiều.
  • Do bị viêm tắc hoặc suy van tĩnh mạch. 

Những biến chứng khi chân phù nề ở người già

Biến chứng khi chân phù nề ở người già

Phù chân ở người già khiến cơ bị cứng, chân sưng to và gây đau nhức.

Bệnh phù chân ở người già có nguy hiểm hay không? Trên thực tế, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại như:

  • Cơ bị cứng, chân sưng to và gây đau nhức.
  • Người bệnh di chuyển và sinh hoạt một cách khó khăn. 
  • Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Làm giảm hoạt động lưu thông máu trong cơ thể.
  • Độ đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch và các khớp bị suy giảm.
  • Khu vực bị sưng có khả năng nhiễm trùng cao. Đồng thời, xuất hiện sẹo giữa các lớp mô gây cản trở máu lưu thông.
  • Có thể dẫn đến tình trạng bị viêm loét da ở người cao tuổi

Cách chẩn đoán hiện tượng phù chân ở người già

Hiện tượng phù chân ở người cao tuổi có thể được chẩn đoán bằng những phương pháp sau đây:

Khám lâm sàng

chẩn đoán bệnh phù chân ở người già bằng phương pháp khám lâm sàng

Khám lâm sàng để chuẩn đoán bệnh phù chân

Mặc dù triệu chứng chính của phù nề nằm ở vị trí chi dưới nhưng người bệnh cũng cần khám sức khỏe toàn diện để xác định rõ nguyên nhân chính xác. Việc đánh giá tim, phổi và bụng rất quan trọng để tìm ra các nguyên nhân hệ thống hoặc các yếu tố gây bệnh phù chân ở người già. 

Theo đó, tình trạng suy tim thường gây ra các triệu chứng tĩnh mạch cổ nổi và tạo ra tiếng ran trong phổi. Bụng to do béo phì cũng là tác nhân gây ra tình trạng phù hai chi dưới. Khi khám lâm sàng, bác sĩ cũng cần phải kiểm tra và đánh giá cả hai chi dưới, đồng thời lưu ý đến khu vực bị phù. Bắp chân bị phù nhiều thường do tắc tĩnh mạch hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, phù toàn bộ chân hoặc hai chi trên nhiều khả năng là do bệnh nhân mắc bệnh lý toàn thân.

Khám cận lâm sàng

Hầu hết người già bị phù chân đều do suy tĩnh mạch. Trường hợp chưa xác định nguyên nhân rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm thăm dò để loại trừ bệnh hệ thống thông qua các cách như: Tổng phân tích nước tiểu, điện giải, ure, creatinin, đường huyết, hormon tuyến giáp và albumin. Nếu albumin huyết thanh dưới 2g/dL thường sẽ dẫn đến hiện tượng sưng phù và nguyên nhân có thể do bệnh gan, hội chứng thận hư hoặc do ruột mất protein. Bên cạnh đó, sẽ có các xét nghiệm bổ sung theo chỉ định, tùy thuộc vào các biểu hiện lâm sàng như:

  • Người mắc bệnh tim mạch nên được thực hiện các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi. Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc chứng khó thở, hụt hơi nên được làm định lượng peptide natri lợi niệu (BNP) để phát hiện suy tim kịp thời.
  • Ở những bệnh nhân bị phù cấp tính (< 72 giờ), áp dụng xét nghiệm D-dimer bình thường về cơ bản sẽ loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, khi D-dimer tăng cao, bệnh nhân cần được siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để chẩn đoán chính xác tình trạng.
  • Người có dấu hiệu mắc bệnh gan cần thực hiện các xét nghiệm về chức năng gan như: AST, ALT, bilirubin, ALP, PT, albumin máu.
  • Bệnh nhân có tiền căn hoặc nghi ngờ mắc bệnh thận nên được xét nghiệm thêm về định lượng protein nước tiểu trong 24 giờ hoặc cặn lắng của nước tiểu.

Tìm hiểu cách chữa phù chân ở người già và biện pháp phòng ngừa

Người già có dấu hiệu bị phù chân cần áp dụng ngay những cách điều trị và biện pháp phòng ngừa kịp thời để tình trạng này không diễn tiến quá nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. 

Cách trị phù chân ở người già 

cách điều trị phù chân ở người già

Điều trị bằng cách nâng cao chân

Một số cách giảm phù chân ở người già có thể áp dụng ngay tại nhà đó là:

  • Giảm lượng muối (natri) có trong khẩu phần ăn hàng ngày: Thành phần Natri có trong muối ăn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tình trạng phù nề trở nên trầm trọng.
  • Hạn chế sử dụng những loại thuốc lợi tiểu: Những loại thuốc này khiến thận bài tiết nước và natri nhiều hơn. Vì vậy cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu cẩn thận và hợp lý để tránh tình trạng đào thải chất lỏng trong cơ thể quá nhanh. 
  • Sử dụng vớ áp lực: Vớ áp lực có công dụng tạo ra một lực nén lên chân. Áp lực này sẽ làm tăng lực bên trong của mô dưới da, ngăn chặn sự rò rỉ dịch ra ngoài mô. 
  • Biện pháp nâng cao chân: Cải thiện hiện tượng phù chân ở người già bằng cách nâng cao chân hơn mức tim từ 30 đến 40 phút mỗi ngày. Đây cũng là cách loại bỏ phù nề đối với trường hợp người bệnh mắc bệnh tĩnh mạch nhẹ. 

Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc chữa phù chân ở người già cũng là một cách để làm giảm tình trạng phù nề. Tuy nhiên, lưu ý khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Cách phòng ngừa tình trạng phù chân ở người già đơn giản 

Cách phòng ngừa phù chân ở người già

Người già nên luyện tập thể dục thường xuyên

Để phòng tránh và ngăn ngừa chứng phù chân, người già nên thực hiện một số biện pháp như sau: 

  • Kê chân trên gối khi nằm.
  • Tập thể dục đều đặn để bơm chất lỏng từ chân trở lại tim.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm bớt lượng muối ngăn sự tích tụ dịch.
  • Mang vớ áp lực, có thể tìm mua ở các hiệu thuốc.
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu ở một tư thế.
  • Không nên mặc quần quá chật hoặc bó sát vào chân. 
  • Không để cơ thể tăng cân quá nhiều và cần giảm cân khi cần thiết.
  • Nếu muốn ngưng sử dụng thuốc điều trị bệnh nền cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

Trên đây, Dưỡng lão Bình Mỹ đã cung cấp cho bạn những thông tin về chứng phù chân ở người già. Mặc dù đây không phải là hiện tượng quá nguy hiểm, nhưng người cao tuổi cũng cần lưu ý và quan tâm để không gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Cuối cùng, để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết bổ ích nào liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì đừng quên theo dõi website của Bình Mỹ thường xuyên nhé!

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm người già, xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ qua những phương thức sau:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/