06 July 2023

Bệnh Tê Bì Chân Tay Ở Người Già Và Những Điều Cần Biết

Tê bì là một triệu chứng thường gặp ở nhóm người cao tuổi. Bệnh tê bì chân tay có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc là một dấu hiệu cảnh bảo về các vấn đề về bệnh lý. Chính vì vậy, cần hiểu rõ chân tay tê bì là bệnh gì, cũng như xác định được những dấu hiệu nhận biết để có phương pháp điều trị từ sớm. Do đó, trong bài viết sau đây, Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý tê bì tay chân.

Cảm giác tê bì tay chân là bệnh gì?

Cảm giác tê bì tay chân là bệnh gì?

Hiện tượng tê bì chân tay thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí. Trong một số trường hợp, tê bì còn là từ dùng để mô tả các triệu chứng mất cảm giác, yếu cơ hoặc liệt ngọn chi,… 

Nói một cách đơn giản, cảm giác bị tê bì xuất hiện khi các dây thần kinh đang bị chèn ép. Theo thời gian, mức độ, cường độ của tình trạng tê bì sẽ dần trở nặng và lan ra các bộ phận khác của cơ thể, gây cản trở sinh hoạt thường ngày. Thông thường cảm giác tê bì có thể liên quan đến các rối loạn chức năng cảm giác dây thần kinh ngoại vi.

Các vị trí thường bị tê bì

Nếu tê bì chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thì đó là hiện tượng tạm thời, sau khi vận động hay thư giãn, cảm giác này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng tê bì tái diễn liên tục với tần suất nhiều hơn thì có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Dưới đây là một số vị trí trên cơ thể thường xuất hiện cảm giác tê bì:

Tê tay

Tay là một trong những vị trí thường bị tê bì nhất

Tay là một trong những vị trí thường bị tê bì nhiều nhất, cảm giác này xảy ra do rễ thần kinh bị tác động, chèn ép. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi làm việc quá sức hoặc đè lên một chỗ ở tay quá lâu.

Tê chân

Chứng tê ở chân hay có biểu hiện tê nhẹ như kim châm, ngứa râm ran. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở phần đùi, ngón chân, hai lòng bàn chân hay tê một hoặc cả hai chân.

Tê đầu ngón tay

Dây thần kinh cảm giác ở ngón tay được chia thành các rễ thần kinh. Khi các dây thần kinh ở những bộ phận này bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng tê bì.

Tê vùng mặt

Tê vùng mặt là tình trạng mặt mất khả năng biểu đạt cảm xúc. Lúc này, cơ mặt có thể rũ xuống hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian tuỳ vào từng nguyên nhân khác nhau.

Tê bả vai

Bả vai bị tê bì có thể đi kèm với các triệu chứng khác như cứng cơ và đau nhức vai. Mức độ tê ở bả vai thường xuất phát từ nguyên nhân khác nhau nhưng thường do vận động, ngủ sai tư thế hoặc cũng có thể là biểu hiệu của những vấn đề sức khỏe khác.

Tê gót chân

Gót chân là bộ phận chống đỡ cho cơ thể, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị tổn thương. Tình trạng tê bì, đau nhức ở gót chân thường do áp lực di chuyển, mang vác nặng,…

Tê nhức toàn thân

Tê nhức toàn thân gây cảm giác đau tê râm ran dưới da

Các triệu chứng tê bì cũng có thể xảy ra ở toàn thân, gây cảm giác đau tê nửa đầu. Đồng thời còn có thể gây ra cảm giác râm ran dưới da, bị đau dọc xương sườn hoặc có cảm giác lạnh sống lưng,…

Bệnh tê bì chân tay ở người già là bệnh gì?

Bệnh tê bì tay chân ở người già là tình trạng dị cảm, nghĩa là mất đi một phần hoặc hoàn toàn cảm giác ở một số vị trí như ngón tay, bàn chân, cánh tay,… Người bệnh sẽ không cảm giác được sự va chạm, cơn đau, cảm giác nóng lạnh,… Với nhóm người ở độ tuổi trung niên, khi mà xương khớp trong giai đoạn này dần lão hóa và suy yếu thì khả năng xuất hiện tình trạng tê bì sẽ nhiều hơn. 

Tình trạng tê bì tay chân ở người cao tuổi thường có một số biểu hiện như:

  • Châm chích như bị kiến cắn
  • Chuột rút nhất là khi người bệnh đi ngủ
  • Tê buốt cánh tay, cẳng chân khiến khó vận động
  • Mất cảm giác bị tê tay chân kéo dài
  • Đau, nhức mỏi cơ

Tê bì chân tay sinh lý

Tê bì chân tay sinh lý thường do dây thần kinh bị chèn ép

Đây là tình trạng tê bì do mạch máu khó lưu thông, khi thời tiết lạnh thất thường hoặc dây thần kinh bị chèn ép vì đứng, ngồi lâu, ngủ sai tư thế,… Tê bì do sinh lý có thể biến mất khi thay đổi tư thế, vận động cơ thể.

Tê bì chân tay bệnh lý

Nếu tê bì xảy ra thường xuyên và tiến triển nặng thì có thể do các bệnh lý tiềm ẩn như:

Tê bì tay chân do thoái hóa xương khớp

Biểu hiện tê bì sẽ xuất hiện khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt,… Tê bì tay chân do các bệnh xương khớp nói chung sẽ có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi, thay đổi tư thế. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng và xảy ra với tần suất cao thì người bệnh nên điều trị sớm vì một khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ rất khó hồi phục.

Tê bì chân tay do bệnh rối loạn chuyển hóa

Bệnh tiểu đường và mỡ máu là nhóm bệnh gây tổn thương vi mạch – những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh. Giai đoạn đầu chỉ là rối loạn co thắt mạch máu, dẫn tới thiếu máu gây ra tê bì. Nếu nặng hơn sẽ gây tắc mạch dẫn tới tình trạng teo cơ.

Nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay ở người cao tuổi

Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng tê bì nhất. Vậy tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Nguyên nhân sẽ được làm rõ ngay dưới đây:

Nguyên nhân sinh lý

  • Càng lớn tuổi khả năng vận động càng giảm, vì thế khi người già ít vận động sẽ khiến việc lưu thông máu gặp khó khăn
  • Việc sử dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê bì tay chân vì có thể do các tác dụng phụ của thuốc gây ra
  • Béo phì ở người già cũng sẽ tạo áp lực lên mạch máu và dây thần kinh ngoại biên ở vị trí tay, chân bị ảnh hưởng
  • Khi về già, con người sẽ chậm thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, nóng hay chuyển lạnh đột ngột cũng sẽ ứ đọng khí huyết gây ra triệu chứng này.

Nguyên nhân bệnh lý 

Nguyên nhân tê bì chân tay có thể là do hệ quả của các vấn đề về sức khỏe, xuất phát từ những bệnh lý thường gặp sau đây:

Tê bì tay chân ở người cao tuổi do thoái hóa xương khớp

Tê bì tay chân ở người cao tuổi do thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi và liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa. Khi các khớp bị bào mòn, tổn thương sẽ dẫn đến đau nhức xương khớp tê bì tay chân. Ngoài ra cũng sẽ xuất hiện tình trạng cứng khớp, tay chân bị tê mất cảm giác, nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.

Do bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Trong đó, biểu hiện của viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng tê bì chân tay, đau nhức các khớp,… thường xảy ra sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí. 

Do bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng tê bì, mất cảm giác chân tay. Biểu hiện tê bì tăng lên khi nằm nghỉ ngơi, thường gặp nhất là tê bì chân tay khi đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, khi vận động đều đặn sẽ giúp lượng máu lưu thông tốt, từ đó sẽ giảm bớt tình trạng tê bì. 

Rối loạn chuyển hóa gây tê bì tay chân ở người già

Rối loạn chuyển hóa là biến chứng của bệnh lý mỡ máu cao, gây tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu máu, co thắt mạch máu và khiến chân tay bị tê bì.

Hội chứng ống cổ tay và chân

Hội chứng ống cổ tay và chân thường gặp ở người già, gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh. Tình trạng này gây ra các cơn đau ở cổ tay, cổ chân, kèm theo hiện tượng tê bì.

Do thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến rễ dây thần kinh và dẫn đến bệnh tê chân tay ở người già.

Cách chữa bệnh tê bì chân tay ở người già

Tùy theo nguyên nhân mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Thế nhưng, nhiều người cao tuổi vẫn còn rất chủ quan khi bị tê bì tay chân dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vậy bệnh tê bì chân tay uống thuốc gì hay điều trị như thế nào? Dưới đây sẽ là một số cách chữa tê bì tay chân mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc người cao tuổi.

Thăm khám và thực hiện phương pháp điều trị y tế

Thăm khám và thực hiện phương pháp điều trị y tế

Nếu triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài trên 6 tuần thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám nhanh chóng. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định, thực hiện nhiều liệu pháp y tế. Tuy nhiên, nếu phác đồ không đáp ứng tốt hay xuất hiện những vấn đề khác thì hãy chủ động đến cơ sở y tế thăm khám để có giải pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Phương pháp tác dụng nhiệt 

Tác dụng nhiệt là cách chữa tê bì chân tay tại nhà dễ thực hiện, có khả năng mang đến hiệu quả tức thì. Bởi vì khi nhiệt độ nóng tiếp xúc với da sẽ giúp lưu thông mạch máu, cải thiện tuần hoàn cho cơ thể. Từ đó, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường bơm máu tới các vị trị bị tê bì, làm giãn gân cơ và thư giãn. 

Liệu pháp massage 

Liệu pháp massage có tác dụng tại những vị trí máu huyết tắc nghẽn, giúp lưu thông tuần hoàn máu và giải quyết được các vấn đề liên quan đến mạch máu. 

Thời điểm phù hợp nhất để massage là trước giờ đi ngủ. Đặc biệt là khi chăm sóc người già, việc massage tay chân thường xuyên sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng tê bì tay chân và mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

Thay đổi thói quen sinh hoạt chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể cải thiện bằng những cách sau:

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tốt cho sức khỏe người già
  • Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu hướng dương, dầu oliu,…
  • Giảm lượng dầu mỡ trong chế độ ăn, tránh thực phẩm chế biến sẵn
  • Hạn chế đồ uống như cà phê, trà, bia rượu,…

Áp dụng một số cách chữa tê bì tay chân tại nhà bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược cũng là một trong những phương pháp chữa tê bì chân tay phù hợp với người cao tuổi. Những loại thảo dược tốt cho sức khỏe như: Ngải cứu, đu đủ, củ gừng,… được sử dụng rộng rãi trong ngành y học cổ truyền để giảm tình trạng tê bì. 

Chế độ dinh dưỡng áp dụng cho người bị tê bì tay chân

Khi bị bệnh tê bì có thể sử dụng những thực phẩm sau để hỗ trợ sức khỏe:

  • Những thực phẩm giàu kiềm như: Chuối, nho, dưa leo, đậu, rong biển,…
  • Thực phẩm có chứa vitamin D, K như: Cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, bắp cải, rau mầm,…
  • Sữa: Trong sữa cho người già sẽ có một lớn lượng canxi để cung cấp cho cơ thể và cấu tạo xương.
  • Trà xanh: Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, tránh loãng xương cũng như thiếu hụt canxi, tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ.

Cách phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả cho người già

Cách phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả cho người già

Đừng nên chủ quan khiến cho bệnh tê bì tay chân tiến triển nặng, hãy chủ động phòng ngừa bệnh lý này bằng những cách như: 

  • Tập luyện các bài thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng để xương khớp chắc khỏe, máu huyết lưu thông ổn định,…
  • Sắp xếp thời gian vận động hợp lý, tránh ngồi quá lâu tại một vị trí hay một tư thế. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
  • Các loại thực phẩm, đồ uống có cồn, có gas cần được hạn chế tối đa, vì có thể làm cho tình trạng tê tay chân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, tránh chèn ép lên rễ thần kinh gây tê bì và tạo áp lực lên cột sống dẫn đến nhiều bệnh lý khác như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Tình trạng tê bì có thể xảy ra do nguyên nhân sinh hoặc bệnh lý, tuy nhiên vẫn có phương pháp hạn chế tình trạng của căn bệnh này. Bài viết trên đây là những thông tin mà Viện dưỡng lão Bình Mỹ muốn chia sẻ đến bạn về bệnh tê bì chân tay. Hãy nhớ khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phục hồi chức năng uy tín, tận tâm thì hãy liên hệ ngay đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/