16 June 2023
Thoái hóa cột sống ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người già, gây ra những cơn đau âm ỉ từ phần thắt lưng lan rộng đến các cơ quan chức năng khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người lớn tuổi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong bài viết này, Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ sẽ chia sẻ đến bạn về những nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa cột sống ở người già hiệu quả.
Nội dung
- 1 Thoái hóa cột sống là gì?
- 2 Nguyên nhân thoái hóa cột sống ở người già là gì?
- 3 Dấu hiệu, triệu chứng thoái hóa cột sống ở người già
- 4 Những cách điều trị thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay
- 5 Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả cho người cao tuổi
- 6 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa cột sống ở người già
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống (Lumbar Degenerative Disease) hay còn gọi là bệnh gai cột sống là một loại bệnh lý xương khớp mãn tính, tiến triển chậm mà hầu hết những người bước vào độ tuổi trung niên đều mắc phải. Cột sống có chức năng nâng đỡ sức nặng cho toàn bộ phần trên của cơ thể, tạo thành đường cong để bảo vệ các cơ quan nội tạng. Trong đó, 5 đốt sống ở thắt lưng (ký hiệu lần lượt từ L1 – L5) là những đối tượng dễ bị “hao mòn” nhất trên xương sống.
Về cơ bản, bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi phần đĩa đệm, sụn khớp ở cột sống bị thoái hóa, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về cấu trúc do đĩa đệm bị mất nước, già cỗi.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống ở người già là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người già xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những yếu tố chính khiến người cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này thường là do 4 nguyên nhân sau:
Do thoái hóa đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là các cấu trúc giữa các đốt sống, có chức năng làm giảm ma sát giữa các đốt sống và là bộ phận có nguy cơ thoái hóa đầu tiên. Khi tuổi tác càng cao, các đĩa đệm sẽ dần mất đi độ đàn hồi và lệch khỏi thân đốt sống, chèn ép lên dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức ở vùng lưng, cổ, cánh tay và chân.
Do thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là một trong những lý do khiến người già dễ bị thoái hóa cột sống hơn. Khi cơ thể quá nặng sẽ tăng áp lực lên cột sống và làm cho các đĩa đệm bị chèn ép quá mức. Điều này có thể khiến cho các đĩa đệm bị thoát ra ngoài hoặc bị vỡ, gây ra các triệu chứng đau nhức và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Do giới tính
Các nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn so với nam giới. Lý do là vì hormon estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể tác động đến sự duy trì và phục hồi của các thành phần cột sống, khi chúng bị mất đi do quá trình mãn kinh, nguy cơ bị gai cột sống cũng sẽ tăng lên.
Lão hóa do vấn đề tuổi tác
Lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa cột sống ở người già. Khi tuổi tác tăng cao, các cấu trúc của cột sống như: Xương, sụn, đĩa đệm, dây chằng… bị suy yếu và hao mòn dần. Điều này làm giảm khả năng đàn hồi và chịu lực của cột sống khiến chúng dễ bị tổn thương khi có sự tác động từ bên ngoài.
Dấu hiệu, triệu chứng thoái hóa cột sống ở người già
Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở 2 phần đốt sống cổ và lưng, vì đây những vùng linh hoạt và chịu tải trọng nhiều nhất trên cơ thể.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ
Người bị gai cột sống cổ sẽ thường xuyên cảm thấy đau và căng cơ vùng cổ, triệu chứng này có thể lan ra cả các khu vực xung quanh đầu và vai. Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột với mức độ nặng và kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp khó khăn trong việc xoay đầu, cúi gập cổ và nhìn lên hoặc xuống. Một triệu chứng khác có thể xuất hiện là đau và tê yếu bên tay, đây có thể là do sự ảnh hưởng của gai cột sống cổ lên dây thần kinh và mạch máu. Trong trường hợp thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2 người bệnh sẽ có các triệu chứng như nấc ngáp, đau đầu và chóng mặt.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất ở bệnh thoát vị đĩa đệm là xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường kéo dài trong nhiều tuần. Đồng thời, họ cũng có thể gặp khó khăn khi trong quá trình vận động, bao gồm cả khi thực hiện các tư thế cong, xoay cột sống hoặc khi nâng vác các đồ vật nặng. Cơn đau bắt đầu từ phần thắt lưng rồi lan xuống chân làm suy yếu phần cơ ở hai chân gây mất thăng bằng và khiến người bệnh bị hạn chế về khả năng vận động.
Những triệu chứng chung
Triệu chứng chung của bệnh thoái hóa cột sống ở người già bao gồm các cơn đau nhức và cứng cơ ở khu vực lưng, cổ và vai gáy, thường xuất hiện vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng như phát sốt, mệt mỏi, khó thở và co thắt ở dạ dày.
Những cơn đau ở cột sống thường tăng lên mỗi khi bạn vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Người bị gai cột sống cũng có thể trải qua các tình trạng như suy yếu hoặc tê bì chân tay. Một số người còn có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.
Những cách điều trị thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, để điều trị và chăm sóc cho người lớn tuổi mắc bệnh gai cột sống có rất nhiều phương pháp bao gồm các phương pháp điều trị tại nhà, sử dụng thuốc điều trị hoặc điều trị bằng cách phẫu thuật.
Điều trị thoái hóa cột sống không phẫu thuật
Đối với cách trị thoái hóa cột sống không phẫu thuật, bạn có thể điều trị bằng thuốc dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Vậy thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì? Thông thường, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thường kê cho người bệnh những loại thuốc như là: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế IL1 hoặc tiêm corticoid để giúp ức chế và làm giảm cơn đau ngay tại chỗ.
Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý, các loại thuốc này chỉ có chức năng hỗ trợ để hạn chế các cơn đau tạm thời chứ không thể tác động làm phục hồi các cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Do đó, nếu như người bệnh ngừng sử dụng thuốc thì các cơn đau ở cột sống có thể quay lại và chuyển biến nặng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc không theo sự chỉ định của bác sĩ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho người bệnh như suy giảm chức năng gan và thận, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống tại nhà
Đây là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe cột sống bằng cách thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng tuần hoàn máu và dinh dưỡng cho các mô xương khớp. Các bài tập này sẽ tác động kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở đốt sống và giúp các khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.
Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp nếu không muốn gặp phải tình trạng tập sai dẫn đến tăng thêm áp lực cho cột sống khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, gây ra những cơn đau kéo dài. Chính vì vậy, người bệnh có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn các bài tập phù hợp cho mình.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng cách phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả hoặc khi bệnh đã gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ gai xương, thoát vị đĩa đệm, ghép xương hoặc lắp đặt các thiết bị cố định cột sống.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, việc phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho người bệnh. Điển hình như các rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình gây mê toàn thân là gây đau tim, tổn thương vùng đầu, đau họng, khô miệng, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật cột sống, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn lưu thông máu hoặc bị đau nhức.
Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả cho người cao tuổi
Bệnh gai cột sống ở người già là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chú ý phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe. Để phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa cột sống ở người già, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng để hạn chế tình trạng béo phì ở người lớn tuổi.
- Tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như canxi, vitamin D, collagen.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.
- Vận động thường xuyên và tập luyện các bài tập thể dục phù hợp cho cột sống.
- Ngủ trên nệm êm ái và có độ đàn hồi tốt.
- Ngồi, nằm đúng tư thế, không thực hiện các tư thế gập cong hay xoay cột sống quá mức.
- Không mang vác các vật nặng hay thường xuyên làm việc quá sức.
- Đi khám và điều trị kịp thời khi có triệu chứng bệnh kể trên.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa cột sống ở người già
Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm hay không?
Đây có thể là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất, vì căn bệnh thoái hóa cột sống này xuất hiện ở hầu hết những người cao tuổi khi các chức năng của họ bắt đầu suy yếu dần. Theo các chuyên gia, bệnh gai cột sống ở người già nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như teo cơ, suy yếu tứ chi, hoạt động khó khăn, bị hạn chế hoặc mất hẳn chức năng vận động. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?
Bệnh gai cột sống ở người già là một bệnh lý khó trị dứt điểm, nhưng nó vẫn có thể được kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng nếu người bệnh thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa và cách chữa thoái hóa cột sống phù hợp. Người bệnh nên có ý thức chăm sóc sức khỏe xương khớp để có thể duy trì được một chất lượng cuộc sống cao.
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra gai cột sống ở người già. Người cao tuổi nên tăng cường bổ sung các loại rau củ có lá màu xanh đậm, sữa và các thực phẩm làm từ sữa, các loại trái cây tốt cho người già thuộc họ cam quýt,… Đồng thời, nên tránh sử dụng những thực phẩm không tốt cho người cao tuổi như: Rượu bia, caffeine, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng,…
Như vậy, trên đây là tất cả thông tin về bệnh thoái hóa cột sống ở người già mà bạn cần lưu ý. Nếu như trong gia đình bạn có người gặp phải các triệu chứng trên thì lời khuyên của chúng tôi là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phục hồi chức năng tận tâm, chuyên nghiệp cho người thân của mình thì hãy liên hệ ngay đến Viện dưỡng lão Bình Mỹ để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật
13 December 2024
06 December 2024