14 November 2023
Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Em Tự Kỷ: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Rối loạn giấc ngủ là một chứng bệnh xuất hiện phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, trẻ em tự kỷ là đối tượng có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ cao hơn trẻ em bình thường lên đến 80%. Việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Ngay bây giờ hãy cùng Viện dưỡng lão Bình Mỹ tìm hiểu kỹ hơn về chứng rối loạn này cũng như nguyên nhân và cách khắc phục thông qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là gì?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ bị tự kỷ là một trong những triệu chứng tâm lý thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê thực tế, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tự kỷ chiếm đến 80%, con số này gấp đôi với trẻ bình thường.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tự kỷ có thể khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, tức giận và khó chịu hơn bình thường, gây ra nhiều khó khăn cho ba mẹ và gia đình trong quá trình chăm sóc. Khi tình trạng này liên tục kéo dài và không được khắc phục sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân gây ra sự rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và não bộ của trẻ. Đối với trẻ tự kỷ, việc rối loạn giấc ngủ khiến trẻ dễ bị thức giấc vào giữa đêm, gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra dựa trên tình trạng mất ngủ ở các trẻ em tự kỷ:
Do sự rối loạn giữa các giác quan
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tự kỷ có thể đến từ sự nhạy cảm quá mức của bé với các sự kiện và tình huống từ môi trường bên ngoài. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý các giac quan hay còn gọi là rối loạn xử lý cảm giác. Đây là tình trạng não gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và phản hồi các thông tin như âm thanh, ánh sáng, mùi hương hoặc xúc giác.
Vì vậy, khi không gian của trẻ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ánh sáng và các âm thanh gây nhiễu thì bé sẽ rất khó đi vào giấc ngủ hoặc gặp phải tình trạng gián đoạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, việc gặp căng thẳng hoặc lo lắng quá mức cũng sẽ khiến cho bé khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc giữa đêm và ngủ chập chờn.
Do có sự cản trở trong giao tiếp
Biểu hiện phổ biến nhất của trẻ tự kỷ đó là sự hạn chế trong khả năng giao tiếp. Các bé gặp khó khăn trong vấn đề chia sẻ và trò chuyện, không thể vui đùa với những người bên cạnh. Điều này khiến các bé gặp phải sự cản trở trong giao tiếp và khó có thể hiểu rõ các tín hiệu từ xã hội và môi trường xung quanh.
Một giấc ngủ ổn định thường bao gồm các bước như chuẩn bị cho giấc ngủ, thư giãn, và thực hiện các thói quen nhất định trước khi đi ngủ. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các bước này do sự rối loạn trong giao tiếp và thị giác. Việc này có thể khiến bé khó khăn trong việc xây dựng giấc ngủ ổn định.
Rối loạn hormone melatonin
Melatonin là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng chu kỳ giấc ngủ của con người. Hormone melatonin được sản xuất bởi tuyến tụy ở não và thường tạo ra một tình trạng buồn ngủ khi ánh sáng môi trường giảm đi vào buổi tối, giúp con người chuẩn bị cho giấc ngủ.
Tuy nhiên, ở trẻ tự kỷ, hormone melatonin bị rối loạn, có thể thấp hoặc cao hơn so với thông thường, gây ra mất cân bằng trong chu kỳ giấc ngủ. Theo nghiên cứu, nồng độ hormone melatonin ở một người bình thường sẽ thấp vào ban ngày và cao vào ban đêm. Nhưng ở trẻ tự kỷ tình trạng này hoàn toàn ngược lại, từ đó gây ra nhiều khó khăn cho bé trong việc đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
Sự rối loạn của hormone melatonin có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, đồng thời khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì một mô hình giấc ngủ ổn định và thức dậy đúng thời gian. Bên cạnh đó, sự rối loạn hormone còn gây ra căng thẳng, mệt mỏi và khó khăn trong việc thích nghi với thời gian ngủ thay đổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ tự kỷ và gia đình.
Ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan
Khi mắc phải chứng tự kỷ thì trẻ cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan khác về sức khỏe. Các bệnh lý thường thấy như là động kinh, hen suyễn, viêm tai, các chứng rối loạn về cảm xúc, rối loạn hành vi,… Các triệu chứng kèm theo của những bệnh này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ của bé.
Bên cạnh đó, việc điều trị cũng sẽ đi kèm với việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Các tác dụng phụ của thuốc sẽ gây nên tác động tiêu cực lên giấc ngủ của bé. Chất lượng giấc ngủ của trẻ sẽ bị suy giảm, khiến tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng theo.
Dấu hiệu nhận biết và hậu quả của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Việc nhận biết các dấu hiệu để phòng ngừa và ngăn chặn những hậu quả của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu và hậu quả thường thấy thông qua những nghiên cứu từ những trường hợp rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tự kỷ:
Dấu hiệu
Những dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bị tự kỷ có thể xuất hiện trong sinh hoạt hằng ngày, rất dễ nhận thấy như:
- Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ: Trẻ em tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tự đi vào giấc ngủ. Điều này xuất hiện bởi trẻ quá căng thẳng hoặc bị kích thích bởi một yếu tố nào đó, dẫn đến việc mất khá nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
- Giấc ngủ bị gián đoạn: Một trong những dấu hiệu phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là thức dậy nhiều lần trong đêm. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, các bé sẽ gặp khó khăn trong việc tự đi lại vào giấc ngủ. Sự gián đoạn này làm giảm đi chất lượng giấc ngủ, gây ra sự căng thẳng và mệt mỏi cho bé.
- Thức dậy quá sớm: Vì khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc gặp phải tình trạng gián đoạn trong khi ngủ, trẻ sẽ gặp tình trạng thức dậy quá sớm vào mỗi buổi sáng. Điều này tạo nên sự không ổn định trong mô hình giấc ngủ, có thể khiến chất lượng sức khỏe của bé giảm đi rất nhiều.
- Ngủ nhiều vào ban ngày: Mất ngủ vào ban đêm sẽ khiến các bé cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, gây ra tình trạng thiếu tập trung và khó khăn khi tham gia các hoạt động vào ban ngày.
Hậu quả
Từ những dấu hiệu trên, có thể thấy rằng chứng rối loạn giấc ngủ gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cho trẻ tự kỷ như là:
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng: Khi không được ngủ đủ giấc, cơ thể các bé sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc tham gia các hoạt động, tương tác xã hội và gây khó khăn trong việc phát triển và học tập của bé.
- Tâm trạng thay đổi liên tục: Tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến bé trở nên cáu gắt bất chợt và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé trở nên nhạy cảm, căng thẳng và gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người và môi trường xung quanh.
- Gây ra nhiều bệnh khác: Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể gây ra nhiều căn bệnh khác cho bé. Phổ biến nhất có thể thấy là nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Bên cạnh thể chất thì tinh thần của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể làm tăng khả năng mắc các chứng rối loạn lo âu, thậm chí trẻ có thể mắc phải bệnh trầm cảm.
- Gây ảnh hưởng đến gia đình và người chăm sóc: Ngoài bản thân trẻ ra thì gia đình và những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn. Khi việc sinh hoạt của bé không được diễn ra như bình thường, người thân và gia đình phải luôn cố gắng dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong việc chăm sóc và giúp trẻ đi vào giấc ngủ.
Cách chăm sóc trẻ tự kỷ mắc chứng rối loạn giấc ngủ
Khi tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ gây ra rất nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Vậy nên, việc tìm ra những biện pháp để khắc phục và tìm hiểu cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là một việc rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé:
- Thiết kế không gian ngủ thoải mái cho bé: Thiết kế một không gian ngủ thoải mái cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ là một việc rất quan trọng. Việc này bao gồm một không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, giường ngủ sạch sẽ được vệ sinh thường xuyên. Những yếu tố này sẽ góp phần giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, hạn chế việc gặp phải những giấc ngủ gián đoạn.
- Hỗ trợ trẻ trong việc xây dựng giấc ngủ lành mạnh: Bạn có thể giúp bé lập ra thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định để tạo nên một giấc ngủ tuân theo đúng đồng hồ sinh học. Bên cạnh đó, hãy giúp trẻ lập ra thời gian biểu để hoàn thành những hoạt động hàng ngày theo một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tập quen dần và tự tạo ra những thói quen hằng ngày cho bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động thể chất: Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần tích cực tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là trẻ mắc bệnh tự kỷ. Việc tham gia các hoạt động thể chất vào ban ngày sẽ giúp bé tiêu hao bớt năng lượng, khiến bé cần một giấc ngủ thật sâu để nạp năng lượng cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, cần chọn những hoạt động phù hợp với thể trạng sức khỏe của bé và vận động đúng cách. Việc này sẽ giúp bé xua tan những lo lắng căng thẳng, giảm đi cảm giác ngại ngùng và thụ động của bé khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tự kỷ. Gia đình nên chú ý bổ sung rau xanh và các chất dinh dưỡng có lợi cho giấc ngủ vào thực đơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm có trong thực đơn nên là những loại thức ăn dễ tiêu hoá, có thể ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dạng lỏng để cơ thể trẻ dễ hấp thụ hơn, chẳng hạn như là các loại ngũ cốc hay sữa dành cho trẻ tự kỷ. Không nên cho trẻ ăn quá no vào trước khi ngủ, điều này sẽ xảy ra tình trạng đầy hơi, khó chịu, không thể vào giấc ngủ được.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ: Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, không thể cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, bạn có thể sử dụng thêm thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em để cải thiện. Có thể áp dụng những loại thuốc chứa melatonin hoặc vitamin bổ sung có chức năng tương tự. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thông qua sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý mua và cho bé sử dụng những loại thuốc hỗ trợ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Như vậy, bài viết trên đã khai thác những thông tin chi tiết về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn được hỗ trợ thêm về cách điều trị, chăm sóc trẻ em bị tự kỷ thì đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Viện dưỡng lão Bình Mỹ để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất nhé!
Tin nổi bật