05 September 2023
Tổng Hợp Các Loại Thuốc Trị Tiểu Đêm Cho Người Già Cực Kì Hiệu Quả
Tình trạng tiểu đêm gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như tâm lý của người bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi. Nếu chứng bệnh này kéo dài và không chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Mất ngủ, mệt mỏi, nguy cơ mắc bệnh tim cao,… Do đó, trong bài viết này hãy cùng Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ tìm hiểu những loại thuốc trị tiểu đêm an toàn cho người già.
Nội dung
Tổng quan về chứng bệnh tiểu đêm
Tiểu đêm khiến cho bệnh nhân phải thức giấc thường xuyên vào giữa đêm, gây cảm giác khó chịu và những sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa gây rối loạn đường tiểu tiện.
Chứng tiểu đêm nhiều lần là gì?
Bàng quang của người trưởng thành có khả năng chứa từ 300 đến 400 ml dung dịch, khi bộ phận này bị đầy sẽ kích thích truyền tin lên não bộ để tạo phản xạ đi tiểu. Để duy trì giấc ngủ ngon vào ban đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quan co bóp để tạo phản xạ đi tiểu.
Hiện tượng tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc thường xuyên vào ban đêm để giải quyết vấn đề tiểu tiện. Tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm nhiều lần tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên. Tình trạng này gây gián đoạn giấc ngủ trầm trọng, bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý tiềm ẩn khác.
Những tác hại mà chứng bệnh tiểu đêm gây ra
Tình trạng tiểu đêm càng kéo dài và nếu không phối hợp chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Một số biến chứng nặng nề của hội chứng tiểu đêm như:
- Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây ra những cơn mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Điều này lâu dần khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương, trí nhớ người bệnh sụt giảm, cảm giác mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng.
- Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do tiểu đêm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cao huyết áp dễ dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi.
- Chứng tiểu đêm có thể là biến chứng của một số bệnh lý như bệnh ở tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, đái tháo đường, thận,… Nếu người bệnh trì hoãn việc điều trị thì sẽ gây tổn thương lâu dài và khó hồi phục đối với những cơ quan hệ tiết niệu.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm
Hội chứng tiểu đêm khiến cho bệnh nhân không thể có một giấc ngủ ngon mỗi đêm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của họ. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần phải tìm đúng nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm để có phương án và loại thuốc trị tiểu đêm phù hợp. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến gây ra chứng tiểu đêm ở người lớn tuổi:
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý như: Phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, sa bàng quang, tiểu đường, nhiễm trùng thận,… Tình trạng bệnh khiến cho bàng quang hoạt động quá mức dẫn đến buồn tiểu liên tục, đặc biệt vào ban đêm.
- Do lối sống thiếu lành mạnh, việc uống quá nhiều đồ uống có cồn, caffeine,… khiến cho cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường. Hoặc do thói quen thức dậy trong đêm đi tiểu gây ra chứng tiểu đêm.
- Tiểu đêm có thể đến từ tác dụng phụ của thuốc khi điều trị những bệnh lý khác như thuốc trị cao huyết áp, trị ngoại biên ở bàn chân và mắt cá.
Top 7 nhóm thuốc trị tiểu đêm cho người già hiệu quả
Tình trạng tiểu đêm xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán bệnh và tìm ra nguyên nhân chính xác. Dựa vào kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nên sử dụng thuốc gì để điều trị. Vậy tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì hay tiểu đêm uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh? Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm cho người già hiệu quả cao có thể kể đến như:
Nhóm thuốc Desmopressin
- Cơ chế tác động: Thuốc đóng vai trò như hoạt chất thay chế cho hormone chống lợi tiểu Vasopressin, giúp kiểm soát sự gia tăng cơn khát và ngăn ngừa tình trạng tiểu đêm nhiều lần gây mất nước.
- Những loại thuốc thuộc nhóm này: Nocdurna, Minirin, Glubet, Des-press, Zydesmo Nasal Spray.
- Tác dụng phụ của thuốc: Có thể gây đau đầu, tiêu chảy hay giảm lượng natri trong máu gây co giật.
Nhóm thuốc kháng Cholinergic
- Cơ chế hoạt động: Thuốc giúp ngăn chặn Acetylcholine gửi truyền tín hiệu đến não để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang khiến bộ phận này bị tăng hoạt, ức chế nhu cầu đi tiểu đêm.
- Những loại thuốc thuộc nhóm này: Tolterodine, Oxybutynin, Darifenacin, Trospium, Fesoterodine, Solifenacin.
- Tác dụng phụ của thuốc: Gây khô miệng, ợ nóng, táo bón, mờ mắt, khó tiểu hay nhịp tim nhanh.
Thuốc chẹn Alpha 1
- Cơ chế hoạt động: Thuốc trị tiêu đêm này giúp cản trở sự tăng trương lực cơ trơn của bàng quang để ức chế cảm giác buồn tiểu. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng thúc đẩy quá trình giãn nở mạch máu, điều chỉnh huyết áp, lưu thông khí huyết và phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt.
- Những loại thuốc thuộc nhóm này: Tamsasmin, Terazosin, Prazosin, Alfuzosin.
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc sẽ dễ gây chóng mặt, nhức đầu, hạ đường huyết, viêm mũi hay rối loạn chức năng tình dục.
Thuốc lợi tiểu Furosemide
- Cơ chế hoạt động: Thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng lượng nước tiểu vào ban ngày và hạn chế đi tiểu đêm. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý như suy tim, gan hay thận thì đây là thuốc bổ thận trị tiểu đêm hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được cấp phép, nếu xác định hiệu quả của thuốc mang lại nhiều hơn tác dụng phụ, bác sĩ có thể kê đơn trong một số thử nghiệm lâm sàng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tăng glucose máu, viêm tụy, vàng da ứ mật, mất cân bằng nước và điện giải. Nếu dùng thuốc với liều cao sẽ làm giảm thể tích máu.
Nhóm thuốc kháng Androgen
- Cơ chế hoạt động: Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế tế bào tiền liệt tuyến phát triển để không chèn ép lên bàng quang và tắc nghẽn niệu đạo, giảm đáng kể số lần đi tiểu cả ngày lẫn đêm.
- Những loại thuốc thuộc nhóm này: Dutasteride, Finasterid.
- Tác dụng phụ của thuốc: Có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, giảm khả năng cương cứng của dương vật.
Thuốc an thần
- Tác dụng của thuốc: Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu cho bệnh nhân khi bị chứng tiểu đêm gây mệt mỏi và mất ngủ.
- Những loại thuốc thuộc nhóm này: Haloperidol, Clopromazin, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam.
Nhóm thuốc Antimuscarinic
- Cơ chế hoạt động: Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn thụ thể acetylcholine truyền phát tín hiệu tới bàng quang, giảm tần suất đi tiểu cho cả ngày lẫn đêm về mức hợp lý.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có thể gây khô miệng, giảm trí nhớ, táo bón, khô miệng.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị bệnh tiểu đêm
Các loại thuốc điều trị tiểu đêm nhiều lần được sử dụng phổ biến bởi khả năng hỗ trợ điều trị có hiệu quả cao và giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, nếu tự ý sử dụng thuốc có thể để lại những hệ quả không mong muốn. Chính vì vậy, khi dùng thuốc trị tiểu đêm ở người già cần phải lưu ý một số điều quan trọng như sau:
- Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, kê đúng thuốc và liều lượng phù hợp để điều trị chứng tiểu đêm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Khi sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, bệnh nhân phải uống thuốc đúng giờ và không nên ngưng thuốc giữa chừng hay tự ý tăng giảm liều lượng.
- Nếu trong quá trình uống thuốc, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện bất thường hay dị ứng thì cần ngưng dùng thuốc và phải báo ngay cho bác sĩ biết để kê lại đơn thuốc phù hợp.
- Khi mua thuốc tây trị tiểu đêm, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh và thành phần dị ứng để kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
- Trường hợp người mắc các bệnh về thận, huyết áp và gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc tiểu đêm.
- Người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học bên cạnh việc dùng thuốc trị tiểu đêm. Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn hằng ngày kết hợp rèn luyện thể dục để cải thiện chứng tiểu đêm hiệu quả.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cần biết về thuốc trị tiểu đêm hiệu quả cho người lớn tuổi. Tiểu đêm thường xảy ra ở người già gây rối loạn giấc ngủ và có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý khác. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, cần kết hợp chăm sóc người cao tuổi đúng cách bằng việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và vận động lành mạnh để cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đêm.
Thông tin liên hệ:
HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ
SĐT: 0789 7575 39
Email: vanphong@duonglaobinhmy.com
Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://duonglaobinhmy.com/
Tin nổi bật