24 April 2023

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi chuẩn nhất

Người già là nhóm đối tượng cần đặc biệt quan tâm trong vấn đề ăn uống vì hệ tiêu hóa đang trở nên yếu đi. Để người già không có cảm giác chán ăn và đạt được trạng thái sức khỏe ổn định, người thân bên cạnh cần áp dụng thực đơn ăn uống đa dạng mỗi ngày. Để giúp bạn đỡ phải suy nghĩ, Viện dưỡng lão Bình Mỹ sẽ hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi ở bài viết dưới đây.

Một số nguyên tắc ăn uống cho người cao tuổi

Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả

Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả

Người già nên ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả

Rau xanh và hoa quả tươi là hai thành phần nhất định phải có trong thực đơn ăn uống cho người cao tuổi. Với thành phần chính là chất xơ, rau xanh giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho người già, đặc biệt đối với những người lớn tuổi đang bị suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong rau xanh và hoa quả còn có chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin A, C, K,… và các acid hữu cơ kích thích sự thèm ăn, giúp cho cơ thể người già duy trì sự cân bằng các hormone trong cơ thể.

Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ

Khi con người càng lớn tuổi thì quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể cũng cần nhiều thời gian hơn. Do đó, hãy chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ, điều này không chỉ giúp dạ dày người cao tuổi giảm bớt áp lực khi làm việc mà còn đẩy nhanh cơ chế hấp thụ thức ăn. 

Đối với người trên 60 tuổi, bạn hãy chia khẩu phần ăn thành 4 đến 5 bữa nhỏ trong ngày và chú ý các bữa ăn phải cách đều đúng giờ. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn rất có lợi với những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường vì giúp họ bổ sung đủ được lượng gluxit cho cơ thể. 

Quan tâm tới chất lượng bữa ăn hơn số lượng

Chất lượng của bữa ăn không phải nói đến vật chất mà là giá trị dinh dưỡng của bữa ăn đó. Do đó, thực đơn cho người trên 60 tuổi cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để họ duy trì thể trạng tốt nhất nhưng không cần phải ăn quá nhiều.

Bữa ăn cần phải có đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người già như là: Sữa, trứng, các chế phẩm từ đậu nành,… Đặc biệt, người cao tuổi nên hạn chế ăn thịt vì dễ làm tăng chất độc, ưu tiên ăn nhiều cá sẽ dễ tiêu hơn và tránh xa các loại đồ ăn chiên rán vì chứa quá nhiều dầu mỡ.

Thực đơn đa dạng thực phẩm

Thực đơn cần đa dạng

Thực đơn cho người lớn tuổi nên đa dạng các loại thực phẩm

Đến nay, vẫn chưa có ghi nhận về bất kỳ 1 loại thực phẩm nào có khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, hãy thay đổi thực đơn cho người cao tuổi đa dạng hơn về các loại thực phẩm sử dụng. Trong mỗi bữa ăn, bạn nên kết hợp các nhóm thực phẩm thiết yếu lại với nhau như: Chất béo, chất xơ, tinh bột,… Việc thay đổi đa dạng thực đơn ăn uống sẽ giúp tránh được tình trạng người cao tuổi mắc bệnh chán ăn đồng thời còn kích thích việc ăn uống của người già trở nên ngon miệng hơn.

Ưu tiên đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa

Tuổi càng cao thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể càng giảm sút. Do đó, khi làm món ăn dinh dưỡng cho người già yếu nên ưu tiên các đồ ăn mềm được chế biến từ các phương pháp như hầm, luộc, kho thay vì sử dụng các loại thực phẩm có kết cấu thô và cứng trong thực đơn ăn uống hằng ngày. 

Hạn chế ăn đồ mặn

Người già thường mắc các bệnh về cao huyết áp hoặc tim mạch phần lớn xuất phát từ nguyên nhân ăn đồ mặn quá nhiều. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, người cao tuổi không nên ăn vượt quá 6 gram muối mỗi ngày.

Dưới đây là định lượng khẩu phần trong thực đơn cho người trên 60 tuổi mà bạn có thể tham khảo:

  • Khoảng 250g ngũ cốc và tinh bột
  • 250g hoa quả tươi
  • 30r dầu ăn
  • 25g đường
  • 2 lít nước
  • 100g thịt nạc, cá hoặc tôm
  • 50g đậu và cá chế phẩm từ đậu
  • 300g rau xanh
  • 250ml sữa
  • 6g muối

Lưu ý ăn chậm và nhai kỹ

người già nên ăn chậm và nhai kỹ

Người cao tuổi nên ăn chậm và nhai kỹ

So với người trưởng thành, người cao tuổi vì tốc chậm hơn nên mỗi bữa ăn của thường kéo dài hơn rất nhiều. Đây lại là lợi thế của người cao tuổi vì việc ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn được thuận lợi hơn.

Khi ăn chậm, lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều và làm mềm thức ăn khiến quá trình nhai nuốt diễn ra suôn sẻ hơn. Đặc biệt, trong nước bọt có chứa một lượng kháng thể giúp tăng cường được hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đừng quên các loại đồ uống

Đi kèm với các thực phẩm sạch trong thực đơn healthy cho người tuổi, bạn đừng quên bổ sung thêm các loại thức uống dinh dưỡng. Các loại đồ uống như: Nước lọc, nước ép hoa quả, nước khoáng hoặc các loại trà tốt cho sức khỏe người già như trà xanh, trà hoa cúc,… Nếu người cao tuổi được cung cấp đủ lượng nước thiết yếu mỗi ngày cho cơ thể sẽ làm giảm đi quá trình lão hóa của các tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. 

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi theo các chuyên gia dinh dưỡng

Để giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho người già, sau đây Bình Mỹ sẽ hướng dẫn cho bạn xây dựng thực đơn 1 tuần đây đủ dinh dưỡng cho người cao tuổi. Cùng theo dõi ngay nhé!

THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI LỚN TUỔI TRONG 1 TUẦN

Thứ Bữa sáng Bữa phụ sáng
Bữa trưa Bữa xế chiều
Bữa tối Bữa phụ tối
Thứ 2

Bún riêu cua

(1 tô)

Chuối (80g)

1 hộp sữa chua

Cơm (1,5 bát)

Tôm hấp (100g)

Súp bí đỏ

(1 bát)

Bưởi (80g)

Chè hạt sen ít ngọt (1 bát)

Cơm gạo lứt (1,5 bát)

Cánh gà nhồi thịt

(1 cánh)

Bí luộc (1 bát)

Xoài ( 80g)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml
Thứ 3

Xôi ngô (1 bát)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

1 quả chuối

Cơm rong biển (1,5 bát)

Rau muống luộc (1 bát)

Món tôm rang thịt (100g)

Dưa gang (80g)

Bánh flan

(1 cái)

Cơm trắng (1 bát)

Rau cải xào nấm

(1 bát)

Chả cá thu ( 2-3 miếng cắt vừa)

1 quả quýt

1 ly sữa tươi ít đường 180ml
Thứ 4

Cháo lươn

(1 tô)

Sữa ngô 200ml

Nho (80g)

Cơm trắng (1,5 bát)

Cá nục sốt cà (1 khứa)

Canh bí (1 bát)

Thanh long

Bánh su kem

(1 cái)

Cơm gạo lứt (1,5 bát)

Sườn xào chua ngọt (2-3 miếng cắt vừa)

Đậu bắp luộc (5 – 6 quả)

Canh bí (1 bát)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

 

Thứ 5

1 Cái bánh bao

Sữa đậu nành 200ml

Đu đủ (80g)

Cơm trắng (1,5 bát)

Mực hấp (100g)

Rau muống xào (1 bát)

Canh cá nấu chua (1 bát)

Sữa chua

(1 hũ)

Cơm trắng (1,5 bát)

Súp cua (1 bát)

Salad cá ngừ (100g)

Dưa hấu (80g)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

 

Thứ 6

Bún mọc (1 tô)

1 ly sữa ít đường 180ml

Phô mai (15g)

Cơm trắng (1,5 bát)

Cá ngừ sốt cà chua (1 khứa)

Canh ngao

(1 bát)

Chuối (1 quả )

Nước ép cam không đường 200ml

Cơm gạo lứt (1,5 bát)

Canh xương (1 bát)

Khoai sọ, bí xanh luộc (1 bát)

Táo (1/2 quả)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

 

Thứ 7

Cháo gà (1 tô)

1 Hộp sữa chua

1 quả cam

Cơm trắng (1,5 bát)

Canh riêu cua (1 bát)

Bí đỏ luộc

(1 bát)

Tôm rang (100g)

Vú sữa (1 quả)

 Chè đậu xanh ( 1 bát)

Cơm trắng (1,5 bát)

Rau củ luộc (1 bát)

Đậu hũ chưng thịt

(1 miếng)

Mãng cầu (80g)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

 

Chủ nhật

Cơm tấm thịt nướng (1 dĩa)

Nước ép trái cây 200ml

Khoai lang luộc (1 củ)

Cơm trắng (1,5 bát)

Canh khổ qua nhồi thịt (1 quả)

Cá hú kho tộ

(1 khứa)

Dưa hấu (80g)

Sữa chua trộn hoa quả

Cơm gạo lứt (1,5 bát)

Trứng chiên (1 quả trứng )

Giá xào (1 bát)

Canh gà nấm (1 bát)

1 ly sữa tươi ít đường 180ml

 

Ngoài việc tham khảo theo thực đơn mà Bình Mỹ vừa chia sẻ trên đây thì bạn có thể tự xây dựng một thực đơn riêng dành cho người thân của mình theo các gợi ý dưới đây:

Món ăn cung cấp năng lượng

Người cao tuổi nên nạp vào cơ thể những món ăn cung cấp năng lượng để dễ tiêu hóa. Ưu tiên chất bột đường (glucid) vì chứa khoảng 65 – 70% năng lượng có trong gạo, ngô, khoai, sắn. Người cao tuổi không nên ăn các loại ngũ cốc xay quá kỹ hoặc thức ăn tinh chế để lâu ngày vì chúng đã mất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế các loại bánh kẹo và nước trái cây quá ngọt trong thực đơn dinh dưỡng cho người già vì lượng đường quá nhiều sẽ chuyển hóa nhanh dễ gây tăng đường huyết.

Chất đạm (protid)

Chất đạm (protid)

Trong thực đơn cho người già nên có các loại thực phẩm chứa chất đạm

Người cao tuổi nên ưu tiên nạp vào cơ thể khoảng 10 – 15% năng lượng có trong các loại đậu, trứng, sữa, thịt, cá các loại. Đặc biệt là khi xây dựng thực đơn cho người già bị ốm hoặc biếng ăn thì người thân nên bổ sung thêm đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu, mè và các loại hạt dinh dưỡng khác. Hạn chế ăn chất đạm có nguồn gốc động vật vì nó khó hấp thu hơn. Để tiện lợi và nhanh chóng hơn, thì bạn có thể sử dụng đến viên đạm dành cho người già. Bởi vì hàm lượng trong viên này có thể bằng số lượng đạm cần cung cấp trong một bữa ăn.

Chất béo (lipid)

Chứa khoảng 10 – 15% năng lượng có nguồn gốc từ thực vật như dầu vừng, dầu oliu, đậu tương và mỡ cá. Lipid là chất béo không bão hòa và rất tốt cho cơ thể người già. Đặc biệt, khi xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi, nên hạn chế mỡ động vật như bò, cừu, dê hoặc các loài động vật có vú khác vì các loại mỡ này sẽ dễ gây ra các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi.

Các loại rau củ quả

Người cao tuổi nên cung cấp đầy đủ lượng vitamin, chất khoáng và chất xơ cho cơ thể bằng việc ăn thật nhiều rau củ quả tươi hằng ngày, chẳng hạn như là: Lê, xoài, ổi, bưởi, cam,…

Món canh

Món canh

Canh là món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người già

Một trong những món không thể thiếu trong thực đơn tốt cho sức khỏe người già đó là món canh, bởi nó sẽ giúp cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể người cao tuổi. Vì vậy bạn nên ưu tiên bổ sung các loại nước rau, canh suông, canh rau muống, tương gừng hoặc canh cá, canh giò,… trong thực đơn hàng ngày của người cao tuổi. 

Đồ uống 

Rượu, bia được xem là đồ uống rất có hại với sức khỏe của người cao tuổi. Do đó, bạn nên ưu tiên bổ sung nước trắng, nước hoa quả và món canh trong thực đơn dinh dưỡng cho người cao tuổi để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi, trong trường hợp đối tượng là người suy dinh dưỡng, biếng ăn thì bạn có thể bổ sung thêm sữa dinh dưỡng cho người già vào khẩu phần ăn nhé!

Những điều cần chú ý trong việc xây dựng bữa ăn dinh dưỡng cho người cao tuổi

Những điều cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng ở người cao tuổi

Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người cao tuổi

Khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho người già, bạn cần chú ý một vài điều như sau: 

  • Tránh để người cao tuổi ăn quá no, đặc biệt đối với người có bệnh ở hệ tim mạch.
  • Chú ý đến tình hình răng miệng và khả năng nhai, nuốt của người cao tuổi khi chế biến thức ăn.
  • Người thân trong gia đình phải dành nhiều thời gian quan tâm và thường xuyên kiểm tra chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. 
  • Khuyến khích người cao tuổi nên vận động và thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày. 

Trên đây là những hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người trên 60 tuổi mà Bình Mỹ đã tổng hợp và gửi đến bạn tham khảo. Mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả theo những chia sẻ ở trên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người thân của mình. Trong trường hợp bạn quá bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc người già thì hãy liên hệ đến Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/