07 August 2023

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Sa Sút Trí Tuệ Ở Người Cao Tuổi

Sa sút trí tuệ là một loại bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ cùng khả năng vận động xã hội. Căn bệnh này không chỉ tác động lên nhận thức và tư duy, mà nó còn khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình. Do đó, nhằm giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, trong bài viết dưới đây, Hệ thống Dưỡng lão Bình Mỹ sẽ chia sẻ cho bạn tất tật tật các thông tin liên quan đến bệnh lý này. Cùng theo dõi ngay nhé!

Bệnh sa sút trí tuệ là gì? 

Tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ (Dementia) là một hội chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già

Sa sút trí tuệ (Dementia) hay còn được gọi là mất trí, đây là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Căn bệnh này không chỉ tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người mắc bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ.

Suy giảm trí tuệ không hẳn là một loại bệnh lý cụ thể vì nó có thể khởi phát từ nhiều căn bệnh khác nhau. Chứng bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhiều hơn, song bệnh này lại không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà còn là hậu quả một số yếu tố bệnh tật. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay khi chiếm 60 – 70% người mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 

Bệnh suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi do sự tổn thương hoặc mất đi các tế bào thần kinh và các kết nối của tế bào thần kinh trong não. Tùy thuộc vào từng khu vực não bị tổn thương, người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi được chia thành 2 nhóm sau:

Chứng sa sút trí tuệ do thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược 

Chứng sa sút trí tuệ tiến triển (do thoái hóa thần kinh) được chia thành nhiều loại nhỏ tương ứng với từng nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể như:

  • Bệnh Alzheimer: Là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng bệnh suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi. Sự tồn tại của các mảng Amyloid và các búi sợi tơ thần kinh trong não làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi liên kết giữa chúng, dẫn đến chứng Alzheimer.
  • Sa sút trí tuệ mạch máu: Sự tổn thương của các mạch cung cấp máu cho não khiến não bị thiếu dưỡng chất và gây ra tình trạng sa sút trí nhớ. Các vấn đề về mạch máu có thể dẫn đến đột quỵ hoặc làm tổn thương não theo những cách khác như làm hỏng các sợi trong chất trắng của não. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng bệnh này bao gồm khó giải quyết vấn đề; khả năng suy nghĩ, tập trung và tổ chức bị suy giảm.
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy: Những khối protein bất thường có hình thể giống quả bóng hình thành trong não gây ra những triệu chứng như mộng du, ảo giác, mất khả năng tập trung, chú ý và có những cử động không phối hợp hoặc bị chậm chạp, run và cứng đơ.
  • Sa sút trí tuệ vùng trán: Do sự phân hủy, thoái hóa hoặc do sự kết nối của các tế bào thần kinh ở vùng trán và thái dương gây ra. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này như mất sự ổn định trong hành vi, tính cách, suy nghĩ, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và cử động.
  • Chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp: Do người bệnh mắc nhiều loại bệnh cùng lúc dẫn đến sa sút trí tuệ như chứng Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu.
  • Bệnh Huntington: Một số tế bào thần kinh trong não và tủy sống bị đào thải do đột biến gen. Các dấu hiệu của bệnh này bao gồm sự suy giảm về kỹ năng tư duy (nhận thức) nghiêm trọng, thường xuất hiện ở những người từ 30 – 40 tuổi.
  • Chấn thương sọ não (TBI): Tình trạng này thường xuất hiện do bị chấn sọ não, gây tổn thương, chèn ép tế bào thần kinh. Tùy thuộc vào vùng bị thương, tình trạng này có thể có thể khiến bệnh nhân bị trầm cảm, dễ kích động, mất trí nhớ và suy giảm khả năng giao tiếp.
  • Dịch bệnh Creutzfeldt-Jakob (chứng bệnh bò điên): Nguyên nhân do nhiễm virus gây bệnh hoặc di truyền khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng lo âu, chán nản, thay đổi tính cách, suy giảm thị lực, mất trí nhớ, mất ngủ, khó nói, khó nuốt,…
  • Bệnh Parkinson: Nhiều người mắc chứng Parkinson do nhiễm khuẩn, viêm não, nhiễm độc thần kinh, thoái hóa thần kinh,… sau đó phát triển các triệu chứng suy giảm trí tuệ còn gọi là bệnh Parkinson.

Chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không do thoái hóa hệ thần kinh

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không do thoái hóa hệ thần kinh

Chứng suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi không do thoái hóa hệ thần kinh

Một số nguyên nhân của chứng bệnh suy giảm trí tuệ có thể đảo ngược (không do thoái hóa hệ thần kinh) kèm các triệu chứng tương ứng như:

  • Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch: Các biểu hiện giống như sa sút trí nhớ có thể do sốt hoặc đến từ các phản ứng khác chống lại nhiễm trùng. Việc hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại cũng có thể tấn công các tế bào thần kinh gây tổn thương thần kinh dẫn đến tình trạng suy giảm trí tuệ.
  • Các vấn đề về trao đổi chất và rối loạn nội tiết: Những người có vấn đề về tuyến giáp, hạ đường huyết, thiếu hụt canxi hoặc thừa natri, rối loạn hấp thu B12,… có thể khiến người bệnh có các dấu hiệu giống như sa sút trí tuệ.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Tình trạng này xuất hiện là do cơ thể bị mất nước hoặc thiếu hụt các vitamin B1, B6, B12, vitamin E và đồng trong chế độ ăn uống dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc gây ra các tác dụng phụ, phản ứng  hoặc sự tương tác giữa các loại thuốc gây nên triệu chứng giống với bệnh giảm sút trí tuệ.
  • Máu tụ dưới màng cứng: Tình trạng chảy máu giữa bề mặt não và lớp phủ trên não cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự với bệnh sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi.
  • Nhiễm độc: Những người thường tiếp xúc với các kim loại nặng như chì, thuốc trừ sâu, uống rượu nặng hoặc dùng chất kích thích có nguy cơ mắc chứng sa sút trí nhớ cao hơn.
  • U não: Khối u não có thể gây chèn ép, làm tổn thương các dây thần kinh dẫn đến bệnh trí tuệ sa sút .
  • Thiếu oxy: Tình trạng các mô cơ quan không nhận đủ lượng oxy, thường gặp ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, đau tim, hen suyễn, ngộ độc carbon monoxide,…
  • Não úng thủy: Do các tâm thất trong não mở rộng, có thể dẫn đến các vấn đề về vận động, đi lại, khó tiểu và sa sút trí tuệ.

Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già 

Một số dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già 

Người già bị suy giảm trí tuệ thường có chứng hay quên

Bệnh sa sút trí tuệ có sự ảnh hưởng đến mỗi người bệnh theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào tác động của bệnh và tính cách của người đó trước khi mắc bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng bệnh này có thể chia theo ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già thường khá nhẹ nên dễ bị bỏ qua như trí nhớ ngắn hạn, hay quên; dễ mất tập trung; mất phương hướng; khó khăn trong giao tiếp; khả năng nhận thức không gian gặp trở ngại; khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày;…

Giai đoạn giữa

Khi người bệnh sa sút trí tuệ tiến triển đến giai đoạn giữa, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn như không thể nhớ các sự kiện gần nhất hoặc tên mọi người; bị lạc ngay trong nhà mình; gặp trở ngại trong giao tiếp; cần được người khác hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày; hay đi lang thang và lặp đi lặp lại một câu hỏi.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của chứng giảm sút trí tuệ, người bệnh gần như phải phụ thuộc vào gia đình vì không thể tự hoạt động. Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không phân biệt được thời gian và địa điểm, khó nhận ra người thân và bạn bè, khó khăn khi đi bộ, dễ bị kích động và dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm ở người già.

Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ 

Biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ 

Bệnh mất trí  có thế dẫn đến biến chứng viêm phổi ở người già

Khi mắc hội chứng suy giảm trí tuệ, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chức năng não bị suy giảm kéo dài, gây mất trí nhớ, giảm khả năng giao tiếp,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc một số biến chứng như:

  • Dinh dưỡng kém: Nhiều người mắc bệnh giảm sút trí tuệ thường dẫn đến lười ăn hoặc bỏ ăn do bị mất phản xạ nhai, nuốt. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất hoặc suy dinh dưỡng, đồng thời càng làm cho chứng sa sút trí tuệ thêm nghiêm trọng thậm chí làm giảm tuổi thọ.
  • Viêm phổi: Việc khó nuốt do sa sút trí tuệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc nghẹn hoặc hút thức ăn vào phổi, gây tắc thở và mắc bệnh viêm phổi.
  • Không thể tự chăm sóc bản thân: Nếu tình trạng mất trí tiến triển nhanh, người bệnh sẽ không thể sinh hoạt bình thường như tắm, mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, dùng thuốc hay thậm chí là đi vệ sinh nếu không có người thân hỗ trợ.
  • Mất an toàn: Người mắc chứng suy giảm trí tuệ thường hay gặp các vấn đề gây mất an toàn cho bản thân trong một số tình huống chẳng hạn như lái xe, nấu ăn hay đi bộ một mình.
  • Tử vong: Sa sút trí tuệ giai đoạn cuối có thể bị nhiễm trùng khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

Cách điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi bằng thuốc

Chữa trị bệnh suy giảm trí tuệ cho người già bằng thuốc

Theo thống kê, hầu hết các trường hợp mắc chứng mất trí đều không thể chữa trị triệt để . Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế các triệu chứng phát bệnh bằng cách dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ và kết hợp cùng những phương pháp sau đây:

  • Trị liệu nghề nghiệp: Đây là cách điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay, với phương pháp này nhà trị liệu chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các hành vi đối phó và tạo cảm giác an toàn cho người bệnh. Mục đích của phương pháp điều trị này là giúp bệnh nhân tránh khỏi những tai nạn như: Té ngã, hành vi không kiểm soát,….
  • Điều chỉnh môi trường sinh hoạt: Người nhà bệnh nhân cần áp dụng phương pháp này để giúp người bệnh hoạt động một cách dễ dàng và tập trung hơn.
  • Đơn giản hóa các nhiệm vụ cho người bệnh: Bạn nên tiến hành chia nhiệm vụ cần thực hiện thành những bước nhỏ và cụ thể để bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể tập trung hoàn thành chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cách chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ tại nhà

cách chăm người cao tuổi bị sa sút trí tuệ tại nhà

Cách chăm sóc người lớn tuổi bị sa sút trí tuệ tại nhà

Bệnh sa sút trí tuệ khiến người già gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, người mắc chứng bệnh này cảm xúc sẽ thay đổi thường xuyên và dễ bị kích động, thậm chí là trầm cảm.

Do đó, họ rất cần được người thân, gia đình quan tâm và chăm sóc để cải thiện tình trạng bệnh tích cực hơn. Sau đây, Viện dưỡng lão Bình Mỹ sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc người già mắc chứng sa sút trí tuệ tại nhà, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục:

  • Lập kế hoạch những việc cần làm trong một ngày cho bệnh nhân và hỗ trợ họ thực hiện vào những khoảng thời gian còn tỉnh táo. Đặc biệt, nên tránh thúc giục bệnh nhân làm bất cứ việc gì khi họ có dấu hiệu quên hoặc lặp đi lặp lại một hành động, lời nói. Ngoài ra, trong lúc ăn, uống nên giữ không gian yên tĩnh và hạn chế nói chuyện để giúp người bệnh có thể tập trung hơn.
  • Bệnh suy giảm trí nhớ khiến cho người già bị hạn chế một số khả năng tư duy, có những suy nghĩ và hành động dễ làm bản thân gặp chấn thương. Vì vậy, người nhà cần tạo môi trường an toàn để tránh người già bị va đập, té ngã. Cụ thể, người thân nên làm lưới chắn quanh những khu vực nguy hiểm trong nhà cũng như xếp gọn gàng những vật dụng sắc bén, tránh xa tầm nhìn của bệnh nhân. 
  • Người nhà bệnh nhân hãy cố gắng dành thời gian bên cạnh người bệnh, hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự và lắng nghe những gì họ nói. Điều này sẽ giúp người bệnh giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, không có cảm giác cô độc hay bị bỏ rơi. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh cho bệnh nhân sa sút tí tuệ để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả bên cạnh liệu trình điều trị của bác sĩ. Người thân cần cho bệnh nhân tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả và một số loại vitamin thiết yếu như vitamin E, C trong bữa ăn hằng ngày. Thêm vào đó, người bệnh nên ăn các loại cá chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho não bộ và hạn chế tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Đặc biệt, người già bị sa sút trí tuệ cần tránh ăn quá nhiều muối, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
  • Cần cho người bệnh rèn luyện thân thể, tập thể dục như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, chơi cờ vua,… thường xuyên. Vì những hoạt động này sẽ hỗ trợ cải thiện trí nhớ cho người già cũng như làm chậm tiến triển của bệnh, tăng khả năng tư duy và các chức năng nhận thức khác. 

Có thể thấy, quá trình chăm sóc người lớn tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ cần rất nhiều thời gian, công sức và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, sự quan tâm và đồng cảm là “liều thuốc” hữu hiệu hỗ trợ người bệnh luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực nhất để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. 

Tuy nhiên, những gánh nặng về “cơm áo gạo tiền”, bộn bề cuộc sống là những lý do khiến cho người thân không thể dành trọn vẹn thời gian và sự chăm sóc tỉ mỉ nhất dành cho người bệnh. Hơn thế nữa, để có thể chăm sóc người lớn tuổi bị sa sút trí đúng cách, cải thiện tình trạng hiệu quả đòi hỏi người chăm sóc phải có đủ kiến thức chuyên môn về bệnh. Do đó, chăm sóc người già mắc chứng sa sút trí tuệ là một công việc không hề đơn giản và gặp khá nhiều khó khăn. 

Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở người già như thế nào?

Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Rèn luyện trí não cho người già bằng cách chơi các trò chơi kích thích trí tuệ

Trên thực tế, bệnh mất trí không thể chữa khỏi, do vậy việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi chứng bệnh nguy hiểm này, cụ thể như sau:

  • Nên rèn luyện trí não bằng các bài tập để cải thiện suy giảm trí nhớ  như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ để trì hoãn sự khởi phát của chứng giảm sút trí tuệ, cũng như làm giảm tác động của bệnh.
  • Hoạt động thể chất và tương tác xã hội bằng cách tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, hạn chế ngồi lâu để trì hoãn sự khởi phát của bệnh và giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ.
  • Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích để tránh làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và các bệnh về tim mạch đồng thời cải thiện sức khỏe.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D trong máu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Bên cạnh đó, vitamin B và C cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh này.
  • Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch cao như: Huyết áp cao, tiểu đường không kiểm soát,… đây là nguyên nhân chính gây nên suy giảm trí tuệ. Do đó, bạn cần điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường sớm nếu không may mắc phải.
  • Xây dựng thực đơn cho người già lành mạnh, giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3 để tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ.
  • Ngủ đủ và ngon giấc từ 8 tiếng mỗi đêm để giúp tinh thần và trí não khỏe mạnh, tránh để tình trạng mất ngủ, khó ngủ làm thần kinh suy yếu gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm sút trí tuệ.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ chất lượng tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ

Dịch vụ chăm sóc người già sa sút trí tuệ tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ

Có thể nói, sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Thấu hiểu điều đó, Viện dưỡng lão Bình Mỹ đã cho ra đời dịch vụ chăm sóc người cao tuổi bị sa sút trí tuệ và bị bệnh lẫn để phần nào có thể san sẻ nỗi lo với gia đình. Chúng tôi hiện đang sở hữu một đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đều được đào tạo chuyên môn sâu nên có thể chăm sóc và hỗ trợ người già một cách ân cần và chu đáo nhất.

Đa số những người già mắc bệnh sa sút trí nhớ đều dễ bị kích động do không thực hiện được mong muốn và nhiệm vụ mà bản thân đề ra. Vì vậy khi chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ, Viện dưỡng lão Bình Mỹ luôn cố gắng giúp bệnh nhân thực hiện những công việc trong kế hoạch vào khoản thời gian bệnh nhân tỉnh táo nhất.

Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm, lắng nghe và chia sẻ để người cao tuổi luôn có tinh thần thoải mái và vui vẻ. Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ xin cam kết sẽ mang đến cho bệnh già mắc chứng sa sút trí tuệ một môi trường sinh sống lành mạnh, đồng thời, chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ phục hồi cho người bệnh sớm nhất có thể để các cụ có thể sinh hoạt lại bình thường.

Lời kết 

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, một bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm trí nhớ. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm được cách điều trị phù hợp cho người thân của mình.

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phục hồi chức năng, sa sút trí tuệ xin vui lòng liên hệ đến Hệ thống dưỡng lão Bình Mỹ để được tư vấn trực tiếp.

Thông tin liên hệ:

HỆ THỐNG DƯỠNG LÃO BÌNH MỸ

SĐT: 0789 7575 39

Email: vanphong@duonglaobinhmy.com

Địa chỉ: 3D Đ. Số 171, Bình Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://duonglaobinhmy.com/